TIẾNG NEPAL
LÀ GÌ?
TIẾNG NEPALI HIỆN TẠI CÓ
GỐC TỪ HINDINEPAL BHASA (tiếng Nepal)
thực ra không phải là tiếng Nepali hiện tại được Quốc hội Nepal công nhận
làm quốc ngữ cho một quốc gia nhiều tộc người,
nhiều ngôn ngữ.
|
Nepal Bhasa thực ra là ngôn ngữ chính thức của người Newar
(còn gọi thông dụng là tiếng Newari),
chủ nhân của Nepal Mandala.
Sau khi vương tộc Shah đánh bại được các vua Malla và chiếm được Thung
lũng Kathmandu vào năm 1768, để dập tắt
sự phản kháng của người Newar và thiết lập sự cai trị tuyệt đối của mình, triều đại Shah đã lấy tiếng Hindi của Ấn Độ
rồi chế biến lại chút đỉnh để tạo thành tiếng Nepali của triều đại
mới. Thâm hiểm hơn, triều đại Shah chẳng những đặt tiếng Newari
ra khỏi đời sống văn hoá, chính trị của
vương quốc Nepal mà còn ăn cắp luôn cả cái tên Nepal Bhasa để đặt cho thứ tiếng
mới của mình.
Sự huỷ hoại có hệ thống của triều đại Shah suốt 200 năm qua
đã hầu như xoá sổ một nền văn minh có quá khứ huy hoàng trải dài 2000 năm, có tiếng nói,
chữ viết đặc sắc.
BỘ CHỮ RANJANA LIPPI CỦA
NGƯỜI NEWAR Ở KATHMANDU VALLEY
|
Một trong những đặc sắc của Nepal
Bhasa là tạo ra bộ chữ Ranjana (Ranjana Lippi).
Đây là một bộ chữ thư pháp rất mỹ thuật chuyên dùng cho kinh sách và văn
bản quan trọng của Nhà nước không chỉ của Nepal cổ trung đại mà cả Tibet, Sikkim,
Bhutan và tất cả các tiểu quốc vùng Hy Mã Lạp Sơn. Kinh sách Tibet ngày
nay chúng ta thường thấy chính là sử dụng bộ chữ Ranjana để viết.
Ngoài ra, do Nepal Bhasa có nguồn
gốc từ cổ tự Brahmi (cổ tự chính thức thời Asoka -300 năm TCN) và ngôn ngữ
Sanskrit nên các học giả Newar ngày trước có thể đọc được các văn bản Brahmi.
Một điều rất tuyệt nếu giới nghiên cứu Tây phương biết được mà tận dụng thì đã
không phải tốn công đoán mò các bản văn của Asoka suốt cả hàng trăm năm.
Điều đáng buồn là không chỉ di sản Ranjana mà ngay cả Nepal Bhasa (tiếng
Newari) ngày nay cũng đã mai một ngay chính trong cộng đồng người Newar. Không chỉ giới trẻ Newar mù tịt về Nepal
Bhasa mà ngay cả giới trung niên cũng không mấy người "biết" thứ ngôn
ngữ đặc sắc đó của tổ tiên mình.
(CÒN TIẾP)