Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

6 tháng 4, 2019

TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?


  SỰ THỜ PHƯỢNG THẦN TÀI DZAMBALA TRONG PHẬT GIÁO
 (Triết lý về sự giàu có của PHẬT GIÁO Tây Tạng)
Thuở xưa, khu vực cội bồ đề thiêng, nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo vẫn còn hoang vắng, chuyện kể rằng Đại sư Atisha đang tản bộ trong Bồ-đề-đạo-tràng thì gặp một ông lão sắp chết đói. Ngài Atisha rất buồn cho thảm cảnh  của ông lão; không có chút thức ăn nào để bố thí cho ông lão, nên Ngài đã cắt thịt của mình để cho ông lão.
“Làm sao tôi có thể ăn thịt của một vị tăng?” Ông lão từ chối ăn thịt Ngài.
 Đại sư Atisha nằm xuống, cảm thấy một nỗi buồn và bất lực thì  một luồng sáng trắng đột nhiên xuất hiện trước ngài. Đó là Đức Quán Thế Âm nghìn tay, Ngài nói với Atisha, “Ta sẽ hóa thân thành Dzambala, một vị Phật của sự giàu có để cứu khổ chúng sinh. Ta sẽ làm dịu bớt sự nghèo khổ của họ để họ sẽ không bị phân tâm khỏi sự thực hành lòng từ.”
Ai cũng muốn có tiền! Như mọi người biết, khi một ai đó giàu, thật dễ dàng để không ích kỷ và phát triển lòng bao dung. Bởi vậy, mục đích sùng mộ hay hành trì theo Dzambala là để loại trừ những nỗi bất an, lo lắng về tiền bạc để không bị phân tâm bởi sự nghèo khổ và thiếu thốn về tài chính mà tập trung cho sự trưởng dưỡng lòng Từ Tâm, Thanh tịnh Thân Tâm và hành trì tu tập.
***********
HÌNH TƯỢNG:


https://www.facebook.com/nguyenphunepal/

Màu da vàng kim của Dzambala tượng trưng sự thịnh vượng, tăng trưởng và phát triển: trong ngắn hạn, Ngài có thể mang đến cho chúng ta của cải vật chất và giúp đỡ chúng ta khỏi nghèo túng, nhưng quan trọng hơn, pháp hành trì  hay lòng lòng sùng mộ Ngài có thể mang cho chúng ta sự giàu có tâm linh và phát triển cá nhân để trở thành người hoàn thiện hơn.

22 tháng 3, 2019

VUI HỘI HOLI (1) : GIỚI THIỆU LỄ HỘI SẮC MÀU ĐÓN XUÂN ẤN ĐỘ


Ở Bắc Ấn Độ lễ hội lâu đời, phổ biến và ấn tượng nhất hàng năm chính là Holi. Lễ hội này thường được người ta gọi bằng cái tên “Lễ hội sắc màu”, năm nay bắt đầu từ ngày 20/03 kéo dài đến ngày 22/03. 



Người ta cho rằng lễ hội Holi này xuất xứ từ vùng Mathura, nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (Bang Hướng Bắc) của Ấn Độ. Đây chính là quê hương của Thần Krishna, vị thần phổ biến bậc nhất đối với thế giới Hindu Bắc Ấn. Thần Krishna được thờ phụng như là hoá thân của Thần Tối cao Vishnu và là vị thần của lòng từ và tình yêu.











Xuất xứ tên gọi của lễ hội Holi là từ truyền thuyết Thần Vishnu hiển lộ thần thông bảo vệ tín đồ của mình khỏi bị quỷ dữ làm hại và thiêu cháy nữ quỷ Holika. Còn nguồn gốc của phong tục nổi tiếng “xịt nước và bôi màu vào nhau” là từ những trò rắn mắt của chàng thanh niên Krishna khi chòng ghẹo nàng Radha, người sau này trở thành vợ của Krishna. Vốn dĩ Krishna có làn da sẫm màu nên trong lễ hội chàng đã dùng màu và nước màu tung vào người Radha để nàng có cùng “màu da” với mình. Về mặt thời tiết trong năm, ngày diễn ra lễ hội Holi chính là ngày Xuân Phân (năm nay 2019 là 20/03) đánh dấu bắt đầu mùa xuân, chấm dứt những ngày mùa Đông lạnh lẽo nơi xứ Ấn.

KRISHNA VUI HỘI HOLI CÙNG RADHA VÀ BẠN BÈ

1 tháng 9, 2018

Tiếng Hindi (1)


Hindi là ngôn ngữ trực hệ của Sanskrit và các thổ ngữ của văn minh sông Hằng (Ganges Civilization). Tại Ấn Độ, hơn 180 triệu người Ấn xem Hindi là tiếng mẹ đẻ, 300 triệu người xem Hindi là ngôn ngữ thứ hai. Ngoài Ấn Độ, tiếng Hindi được sử dụng  bởi hang chục triệu người ở Nepal, Nam phi, Mỹ, Đức, Uganda, Mauritius…



Hindi phát xuất từ nhóm thổ ngữ Apabhransa vốn bị các học giả Sanskrit cổ đại xem là “ngôn ngữ không ngữ pháp” (non-grammatical language) ở vùng dọc theo sông Hằng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13, vốn là khu vực văn minh nhất tiểu lục địa Ấn Độ. Đây có thể coi như thứ tiếng của giới bình dân , đối lập với Sanskrit, vốn được coi là ngôn ngữ của Thần Linh và chỉ giai cấp Brahmin (Bà-la-môn) được phép sử dụng.

28 tháng 11, 2013

Giải mã bí ẩn Ấn Độ?

  Nguyễn Gia Kiểng (11/2013)
Link gốc: http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=4897%3Agi-i-ma-bi-n-n-d-nguy-n-gia-ki-ng&catid=44&Itemid=301

**********************

“…Phép mầu lớn nhất trong thế kỷ 20 đã là phép mầu Ấn Độ và có lẽ trong thế kỷ 21 cũng thế. Ấn Độ đã thành công và còn đang tiếp tục thành công…”

Ngay trước khi tôi sắp lên đường đi thăm Ấn Độ một bạn trẻ trong nước hỏi tôi trên Facebook: "Tại sao Ấn Độ có dân chủ mà lại tụt hậu, nghèo đói, bất công, dơ bẩn, đàn ông hay hãm hiếp?". Tôi không thể trả lời câu hỏi đó vì đối với tôi Ấn Độ là một thành công và tôi đang cố gắng giải mã thành công đó, nghĩa là tìm hiểu tại sao Ấn Độ lại thành công dù trước đây mọi dự đoán đều rất bi quan?
Những gì mà trong tuổi thanh thiếu niên tôi nghe được về Ấn Độ đều mô tả một đất nước kinh dị, nghèo khổ và dơ bẩn một cách huyền bí. Trong thập niên 1960 khi du học tại Pháp tôi may mắn có một người bạn thân mà cha mẹ là hai ông bà bác sĩ từng làm công tác nhân đạo nhiều năm tại Ấn Độ và đã góp phần quyết định đẩy lùi bệnh hủi tại đây. Tôi lui tới thường xuyên gia đình này và được coi như người nhà. Qua họ tôi cũng quen biết nhiều chuyên gia khác về Ấn Độ. Những gì hai ông bà và các bạn họ nói cũng phù hợp với những gì có thể đọc trong các sách và báo: Ấn Độ không có tương lai, người ta chỉ có thể vì lòng nhân đạo mà giúp nó đỡ nghèo khổ chứ không thể giúp nó vươn lên. Ấn Độ có tất cả mọi khó khăn mà một quốc gia có thể có và đều có ở mức độ nguy kịch. Nghèo khổ, dơ bẩn, tham nhũng và bất công cùng cực, các bệnh truyền nhiễm lan tràn, con người bệnh tật, mê tín dị đoan và bi quan yếm thế. Đã thế Ấn Độ lại không phải là một quốc gia mà là cả một thế giới hỗn độn với gần 2000 ngôn ngữ và hơn 500 vùng dị biệt xuất phát từ những chiến quốc cũ không có và cũng không muốn có quan hệ hợp tác với nhau. Trong lòng một mình Ấn Độ có nhiều di biệt và tương phản hơn cả trong phần còn lại của thế giới. Người Ấn Độ trong tuyệt đại đa số không biết đọc biết viết và không nhìn nhau như đồng bào. Mẫu số chung của cái thế giới hỗn tạp này chỉ là sự nghèo khổ, bệnh tật, dơ bẩn ngoài mức tưởng tượng. Ra ngoài đường ở bất cứ thành phố nào người ta không thể không thấy những đoàn người hốc hác vì đói trong đó có nhiều người đang chết đói. Một vấn đề nghiêm trọng khác là nạn nhân mãn. Ấn Độ đã quá đông dân và mỗi năm vẫn thêm một số người tương đương với dân số của cả nước Úc. Kết luận, Ấn Độ hoàn toàn tuyệt vọng. Những trí thức thân cộng, rất đông đảo trong suốt thập niên 1960, đôi khi so sánh Ấn Độ và Trung Quốc để bênh vực cho chủ nghĩa Mac-Lênin. Theo họ hai nước lớn này đã chọn hai con đường khác nhau vào cùng một thời điểm và thực tế cho thấy là Trung Quốc đã hơn hẳn Ấn Độ, điều này chứng tỏ sự đúng đắn của chủ nghĩa cộng sản. So sách này khập khiễng bởi vì hai nước khởi hành từ hai mức độ quá khác nhau.
Thế rồi người ta càng ngày càng ít nói tới Ấn Độ. Chưa ca tụng Ấn Độ nhưng cũng ít ai còn nói Ấn Độ là một trường hợp tuyệt vọng nữa. Tới gần ngưỡng cửa thế kỷ 21 Ấn Độ được nhắc tới như là một thành công. Trong những năm gần đây không còn ai phủ nhận Ấn Độ là một cường quốc đang lên và tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ còn là vấn đề của một vài năm.
Không những thế, sự thành công của Ấn Độ lại rất lành mạnh. Ấn Độ không "đi nước dưới" như Trung Quốc và hầu hết các nước đang phát triển, nghĩa là khai thác nguồn nhân công rẻ để xuất khẩu quần áo, giày dép và những sản phẩm kỹ thuật thấp.  Ngược lại, Ấn Độ "đi nước trên" và cạnh tranh với các nước tiên tiến ngay trong những kỹ thuật hiện đại: công nghệ thông tin, điện tử, sinh hóa, dược phẩm, kỹ nghệ ôtô, hàng không v.v.

17 tháng 11, 2013

LỄ HỘI GANESH JATRA Ở CHABAHIL-KATHMANDU


GANESH JATRA 2013


  Đây có thể là lễ hội xưa nhất của Kathmandu còn tồn tại cho đến ngày nay (khoảng hơn 2200 năm).
Ganesh Jatra kéo dài bốn ngày bắt đầu từ tối hôm nay. Là lễ hội của cộng đồng dân bản địa Newar khu vực Chabahil. Đây là thủ đô xưa nhất của người bản địa Thung Lũng Kathmandu, tên là Deopatan  (Deo: thần thánh; Patan: thành phố- Deopatan: Thành phố thần thánh, một cách xưng tụng thủ đô thời cổ đại).
 Người bản địa xưa hơn hết ở Kathmandu Valley là người Kirat (chính là một bộ tộc thuộc sắc dân Naga, xưa kia India gọi là Mleccha [Mã Lai theo cách dịch của ông Bình Nguyên Lộc). Tộc Kirat này đã từng được ghi nhận trong lịch sử India qua việc tham gia trận đại chiến Bharat nổi tiếng , sau này ghi lại thành sử thi Mahabharata. Khi Alexander tấn công India, Chandragupta Maurya (ông nội của  Asoka) được sự giúp đỡ của các đội quân thiện chiến người Kirat đã chặn đứng bước tiến qua phía Đông của vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Tây phương. Sau đó, Chandragupta thành lập nên đế chế Maurya nổi tiếng.
 Asoka, sau khi đã trở thành một Phật tử thuần thành, có làm một cuộc hành hương thăm viếng hầu khắp các thánh tích Phật giáo ở India. Sau khi thăm viếng Lumbini và dựng trụ đá ở đó, Asoka vượt qua dãi Terai đi lên tận Thung Lũng Kathmandu là thủ đô của vương quốc Kirat thời bấy giờ. Tại Kathmandu, ông xây dựng 5 bảo tháp ở nơi ngày nay là thành phố Phật giáo Patan. Ông gã con gái của mình, Công chúa trưởng Charumati cho một hoàng tử Kirat. Sau đó Asoka quay về lại India còn Charumati ở lại Thung lũng Kathmandu.

13 tháng 11, 2013

NAGALAND VÀ LỄ HỘI CHIM MỎ SỪNG


Các chiến binh Naga trong lễ hội Hornbill 2010


  1-NGƯỜI NAGA
   Với những người mê say văn hóa dân tộc của India, những tay mê say du lịch bụi, mong thám hiểm những vùng đất hoang dã thì đặt chân đến Nagaland luôn là một ước mơ cháy bỏng.

  Nagaland nằm xa xôi cách trở ở khu vực Đông Bắc India giáp biên giới với Myanmar (Miến Điện). Đây là tiểu bang có quy chế tự trị cao nhất trên toàn India, là vùng đất của rất nhiều bộ lạc thuộc chủng tộc Naga. Sự phức tạp là ở chỗ các bộ lạc Naga cư trú trải dài từ Nagaland sang đến miền Bắc Myanmar. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nagaland là nơi đụng độ giữa quân đội Nhật và Đồng minh Anh-Ấn với sự tham gia can trường của những chiến binh Naga, cũng là nơi chứng kiến thất bại đầu tiên của quân đội Nhật trước quân Đồng Minh tại Đông Nam Á.  Sau WW2, từ giữa thập niên 1950, các nhóm vũ trang của người Naga đã tiến hành chiến tranh để đòi thành lập một "Đại Naga" (Greater Naga) bao gồm cả một phần lãnh thổ của Myanmar. Mãi cho đến năm 2007, chính phủ India mới dàn xếp được sự ngừng bắn với các lực lượng vũ trang đòi độc lập của người Naga.  Một hiểm họa khác mà chính phủ India mong muốn không bao giờ xảy ra: Nagaland trở thành cửa ngõ để thuốc phiện từ Tam giác vàng tràn vào Nam Á. Vì yếu tố địa chính trị phức tạp, cộng thêm tình hình bạo loạn luôn chực chờ bùng phát nên Nagaland được xếp vào Restrict Area (Vùng Cấm) của India.
 
  Nói đến Nagaland người nghĩ ngay đến hai "Đặc sản": các bộ tộc săn đầu người và lễ hội Hornbill . Tập tục săn đầu người của một số bộ lạc Naga đã bị thực dân Anh ngăn cấm và khai tử vào đầu thế kỷ 20. Tuy chính thức trên giấy tờ là vậy, nhưng vì là một tập tục tôn giáo thiêng liêng của người Naga, người ta đồn rằng ở những vùng sâu vùng xa heo hút thỉnh thoảng vẫn có người …. mất đầu. Du khách từ bên ngoài vào Nagaland được căn dặn tuyệt đối không đi một mình, không lang thang vào vùng sâu vùng xa, không lang thang trong đêm tối nếu không có cảnh sát hay quân đội hộ tống. Thế là đặc sản thứ nhất khó xơi phải không các bạn? Mà thú thực chắc chẳng ai muốn trải nghiệm tìm kiếm đặc sản ấy làm gì… he he…

Tục thờ sọ người của một vài bộ lạc Naga vẫn còn tồn tại

     
  Còn lại đặc sản thứ hai thì đó chính là lý do mà du khách tập trung về Nagaland: Hornbill Festival.
Hornbill là tên loài chim có tên Việt là Hồng Hoàng, hay chim mỏ sừng. Lễ hội mang tên này vì … những chiếc lông đuôi của loài chim hiện tại đã được ghi vào danh sách bảo vệ các động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Theo truyền thống, lông đuôi Hornbill là vật phải có để trang trí trên đầu những chiến binh Naga hay các Nagaraja (vua của người Naga, hoặc đơn giản hơn là các tù trưởng của các bộ lạc Naga). Đây là đặc điểm nhận dạng cho trang phục truyền thống của nam giới Naga, và chính những bộ trang phục đầy ấn tượng của các chiến binh Naga là đặc điểm thu hút du khách đến với lễ hội này.
Hornbill - chim Hồng hoàng

Trang phục của một tù trưởng Naga với lông đuôi của Hornbill


  Trước đây, mỗi bộ lạc tự tổ chức lễ hội Hornbill vào thời gian và địa điểm khác nhau. Kể từ năm 2003, chính phủ India trong nỗ lực lôi kéo các bộ lạc về với chính phủ đã bỏ kinh phí khá lớn cùng với việc tuyên truyền quảng bá rộng rãi để hàng năm tổ chức lễ hội này thống nhất về thời gian (tuần đầu của tháng 12 hàng năm) và địa điểm : Làng Di Sản Naga (Naga Heritage Village) ở Kisama cách thủ phủ Kohima của Nagaland 12km.

   Nagaland cũng nằm trong danh mục nghiên cứu về văn hóa Himalaya và châu Á của mình, nhất là nghiên cứu về nguồn cội người Việt. Như đã có nhắc trong một entry, mình tôn nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc làm sư phụ với tác phẩm bất hủ của ông: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Mã Lai theo cách gọi của ông Bình Nguyên Lộc chính là phiên âm Hán Việt của tên gọi Mlechha. Đây là tên gọi của India cổ đại (thời sử thi Mahabharata) dành cho những bộ lạc người Naga sống rải từ sườn phía Nam của Himalaya dài cho đến Đông Nam Á (trong đó bao gồm cả tổ tiên người Việt sau này di cư đến Bắc Việt Nam, và các tộc người hiện vẫn còn sống ở Tây Nguyên như Bana, Ê đê… Một trong những chủng Naga lâu đời nhất sống ở vùng nay là Kathmandu của Nepal là Kirat, hiện tại đã phân chia thành hai caste: Limbu và Rai.). Đúng ra những bộ lạc này tự gọi họ là Naga còn Mlechha (Mã lai) là từ của người India gọi họ. Như vậy nghiên cứu về nguồn gốc người Việt thì không thể bỏ qua người Naga.
Hình trên trống đồng Ngọc lũ với trang phục của người Naga

  Giới nghiên cứu quốc tế chưa có cơ hội để nghiên cứu tường tận về người Naga. Một phần vì những gì origin nhất, tinh túy nhất nằm trong những nơi thâm sâu nhất của khu vực đầy nguy hiểm bởi tục săn đầu người, chiến tranh giữa chính phủ và các bộ lạc hay giữa các bộ lạc với nhau suốt hơn nửa thế kỷ nay. Việc xin phép vào nghiên cứu ở khu vực này không chỉ khó khăn từ phía India mà ngay cả Myanmar với các cuộc kháng chiến vũ trang của người dân tộc ở vùng biên giới với Nagaland cũng chưa chấm dứt.
  Khi chưa thể đạt tất cả những gì mong muốn, người ta đành phải chấp nhận thỏa mãn với cái tối đa có thể đạt được. Vì thế lễ hội Hornbill (còn xa mới có thể đạt đến sự tinh túy của truyền thống Naga) được mọi giới từ những nhà nghiên cứu cho đến dân du lịch bụi mê khám phá Incredible India (một slogan du lịch rất thành công của India mấy năm trước) háo hức chào đón và tham dự mỗi năm.

Phú Nepal

12 tháng 11, 2013

TẾT INDIA-DIWALI Ở... WHITE HOUSE

  Mấy hôm rồi bận tối mắt tối mũi nên check mail không kỹ, để sót một cái mail từ ...White House... he he...Like 1000 lần cho câu: "We want to make the White House the “people’s house,” we mean all people." Đây mới thực sự là "Của Dân, Do Dân, Vì Dân"; không phải Quân đội Nhân dân, Tòa án Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân... nhưng Ngân hàng Nhà Nước...
  NP
************************



Tạm dịch:
ĐỆ NHẤT PHU NHÂN MICHELLE OBAMA MỪNG LỄ DIWALI TẠI WHITE HOUSE
(Hình: Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama tham gia cùng với các học sinh trong một vũ
điệu của Bollywood tại Phòng Ăn tối Quốc gia của Nhà Trắng. Hình chính thức của Nhà Trắng bởi Chuck Kennedy)
Hôm nay (05/11/2013), Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama đã đón mừng các khách mời của buổi lễ Diwali. Buổi lễ mừng bắt đầu với một sự ngạc nhiên khi Đệ Nhất Phu Nhân biểu diễn cùng với các học sinh địa phương trong một vũ điệu của Bollywood.
   Sau đó Đệ Nhất Phu Nhân đã phát biểu tại Phòng Đông [của Nhà Trắng]:
  "Chúng tôi đã ăn mừng ngày lễ này tại Nhà Trắng mỗi năm, kể từ khi Barack nhận nhiệm sở [Tổng thống]. Và có một lý do tại sao chúng tôi làm điều này.
   Khi chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn làm cho Nhà Trắng trở thành "Nhà Của Nhân Dân", ý chúng tôi là "Tất cả mọi người". Chúng tôi có ý muốn tôn vinh và bao gồm toàn bộ các nền văn hóa và tín ngưỡng, những cái đã làm cho chúng ta trở thành người Mỹ. Và Diwali là một trong các phong tục rất sâu đậm đó.
  Tôi rất tự hào và vinh dự được mừng ngày lễ đẹp dẽ này tại Nhà Trắng cùng với tất cả các bạn. Và tôi chúc tất cả các bạn cùng với tất cả những người thương yêu của bạn Happy Diwali & Saal Mubarak."  




10 tháng 11, 2013

TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA

TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 1
*****************************************************
PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA



    Vừa rồi là một loạt các Tết của India và Mithila (một quốc gia thời cổ đại của India). Có một mối liên quan giữa Tết India-Diwali và Tết Mithila-Chhath: gia đình Thần Mặt trời Surya. Để có thể hiểu rõ thêm về lịch sử và phong tục cổ xưa của các Tết này, mời các bạn cùng lướt qua câu chuyện về gia đình Thần Mặt trời Surya.
   Surya theo Sanskrit có nghĩa là "Ánh sáng chói lọi huy hoàng", từ Surya theo văn minh India thường được xem là đồng nghĩa với mặt trời. Thần Surya là vị thần đứng đầu trong các thần liên quan đến các hành tinh. Vị thần này thường được mô tả ngự trên một cỗ xe do bảy con ngựa kéo. Bảy con ngựa này tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần.

Thần Mặt trời Surya

   Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước có mòi trở thành "ống chề"…. Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.
    Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng hi hi… Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana nhân bản vô tính ( he he… đây có lẽ là sản phẩm nhân bản vô tính đầu tiên trong lịch sử) giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng" (các bạn chú ý đến tên Chhaya nhé vì đấy chính là nguyên gốc của từ Chhath-Tết của người Mithila). Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.

  Vì là cái bóng phản chiếu ngược lại mọi thứ của Sanjana nên Chhaya có các nết tốt mà nguyên bản không có. "Cái bóng" yêu quý Surya hết mực và chăm sóc chàng thật chu đáo. Không lâu sau, Chhaya sinh hạ cho Surya một đứa con trai và họ đặt tên cho đứa nhỏ là Shani (Crimson-màu đỏ cờ).
  Ở nhà mình, Vishwakarma nghe tin "vợ" của Surya sinh con trai trong khi con gái Sanjana thì đang ở nhà mình bấy lâu. Vốn biết sự trung thực và ngay thẳng của Thần Mặt trời nên ông đoán con gái mình đã làm điều gì mờ ám. Nổi cơn thịnh nộ, ông căn vặn Sanjana về thực hư của câu chuyện. Sanja đành phải thú thực chuyện nhân bản vô tính của mình. Vishwakarma liền ra lệnh Sanjana phải lập tức quay về với Surya và thu xếp mọi chuyện sao cho êm đẹp.
   Sanjana trở về nhà Surya và trút giận lên đầu Chhaya. Nàng hủy diệt Chhaya và biến Chayya trở thành ảo ảnh dưới bóng mặt trời.
   Surya không hề biết gì về câu chuyện nhân bản, không hề biết đã từng có một "Cái Bóng" mang tên Chaya hoàn toàn trái ngược với Sanjana, nên vẫn yêu thương vợ con thắm thiết. Một thời gian sau, Sanjana sinh hạ cho Surya một đứa con trai đặt tên là Yama – nghĩa là Tự chủ và có kỷ luật và một cô con gái đặt tên là Yamuna-nghĩa là Nhanh nhẹn (các bạn có nhớ đến huyền thoại về Diwali không? Chính là cô em gái Yamuna đã làm lễ tiệc linh đình khoản đãi ông anh Yama [Thần chết] 05 ngày trong một năm khi ông này nghỉ làm việc và đến thăm cô. Xin xem lại ở đây).  
  Vì Surya không hề biết Shani là anh em cùng cha khác mẹ với Yama và Yamuna nên Sanjana lo ngại một ngày nào đó quyền lực của Surya sẽ rơi vào tay con trưởng. Bà tìm mọi cách để ly gián làm cho cha con Surya-Shani không thể sống gần nhau được.
  Đỉnh điểm của câu chuyện là buổi lễ trưởng thành của ba đứa con của Thần mặt trời Surya với sự chứng kiến của tất cả các vị thần. Bị đầu độc bởi lời lẽ của Sanjana, Surya làm ngơ không sắc phong gì cho đứa con cả Shani. Thần mặt trời phong cho Yama làm "Dharmaraj" (Dharma= số phận, vận mệnh, Raj=vua ; Dharmaraj= vua cai quản số mệnh của loài người) với nhiệm vụ là "khám phá sự thật của mỗi con người". Người ta đã hiểu nhầm Yama là Thần Chết là bởi nhiệm vụ này của ông. Thực ra, Yama xuất hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi người chỉ để thu thập Nhân Thiện và Ác của mỗi người để đảm bảo người ấy sẽ hái đúng Quả đã gieo trong kiếp này vào những kiếp sau.
   Cô con gái Yamuna được phong làm chủ quản con sông thiêng sau này mang tên cô là Yamuna (các bạn có đi India thăm Taj Mahal ở Agra thì sẽ biết đến con sông Yamuna này). Nhiệm vụ của Yamuna là tẩy sạch mọi tội lỗi cho ai đến tắm ở con sông này, tương đương như dòng sông thiêng Ganga (sông Hằng) do con gái của Thần Núi Himalya chủ quản.
  Yama và Yamuna liền lên đường nhận nhiệm vụ, còn lại Shani bị làm ngơ, bơ vơ, hổ thẹn. Không thể chuyện trò thân mật với ngay cả cha mình, không được biết đến tình mẫu tử từ thuở nằm nôi, không thể chứng tỏ khả năng của chính mình, giờ vị trí xã hội còn dưới cả em mình, Shani không kềm chế được cơn giận dữ. Chàng tung một cước vào bụng của Sanjana nhằm trút giận lên cái tử cung đã sinh ra chàng. Sanjana cũng nổi giận xung thiên liền tung ra một lời rủa khiến Shani mất biến một chân. Shani ngã lăn quay giữa quảng trường trong khi Sanjana vẫn còn chưa nguôi cơn giận. 
   Surya ngồi trên ngai chứng kiến sự bùng nổ của hai cơn giận. Nếu ông có thể hiểu được lý do của cơn giận của Shani thì ông không thể nào hiểu nổi tại sao một người mẹ lại có thể nguyền rủa con trai mình đến mất một chân. Với trí tuệ mẫn tiệp, Surya hiểu ngay có vấn đề gì không ổn ở Sanjana. Ông liền vươn mình đứng dậy và tập trung tất cả ánh sáng chói lòa của mình vào Sanjana , yêu cầu bà này nói lên sự thật. Không thể chịu đựng nổi sức nóng của mặt trời và cũng không thể che giấu gì dưới ánh sáng mặt trời, Sanjana bèn xin lỗi Surya và Shani rồi kể lại toàn bộ câu chuyện nhân bản vô tính.
  Surya hoàn toàn bất ngờ trước câu chuyện về "Cái Bóng" Chhaya. Ông tỉnh ngộ và vô cùng hối hận bấy lâu nay đã không chăm sóc đứa con của người mình yêu thực sự. Ông liền tuyên bố trước sự chứng kiến của các vị thần công nhận Shani là con trai trưởng hợp pháp của mình. Ông hóa giải lời nguyền của Sanjana (nhưng vẫn không hoàn toàn 100% vì đó là lời nguyền của Vợ Thần mặt trời nên phải có uy lực nhất định; vì thế sau này Shani bị thọt). Surya đồng thời cũng phong cho Shani chủ quản Sao Hỏa (Saturn) – vì sao chủ quản Karma-Nghiệp của loài người; và chọn ngày thứ bảy là ngày của Shani (theo lịch India).
    Surya, Shani và Sanjana sau đó tổ chức bốn ngày lễ để tưởng niệm nàng Chhaya. Và lễ đó ngày nay là lễ hội Chhath ở vùng Nam Nepal và Bắc India. Chúng ta có thể thấy Chhath diễn ra vài ngày sau lễ Diwali của anh em Yama và Yamuna là vì từ câu chuyện này.
    Mong rằng câu chuyện về nguồn gốc Tết Diwali và Tết Chhath sẽ giúp các bạn thư giãn trong ngày Chúa Nhật này.
   Hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo về Mithila!

  Phú Nepal

4 tháng 11, 2013

TẾT NEWAR Ở KATHMANDU

CHÚC MỪNG NĂM MỚI NEWAR 1134!

Cộng đồng Newari diễu hành mừng Nepal Sambat 1134 ở Kathmandu

Cộng đồng Newari diễu hành mừng Nepal Sambat 1134 ở Patan

Mình đang theo các lễ hội để lấy tin và ảnh.
Sẽ cập nhật vào chiều nay, mời các bạn đón xem!

Ngày đầu năm 1134 của người Newari.
Kathmandu

Phú Nepal

1 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL-PHẦN 2

LINK: ĂN TẾT INDIA-DEWALI Ở NEPAL - PHẦN 1


***********************************************************

Sáng sớm hôm nay (01/01/2013) ngày đầu tiên của Tihar-Diwali ở Nepal đã bắt đầu. Ngày này được gọi là Kag Puja, với Kag nghĩa là Quạ, dịch sang tiếng Anh là Crow Worshipping Day (tiếng Việt không có từ chính xác, chỉ tạm diễn giải gần sát nghĩa là cúng lễ-tôn vinh-thờ phượng Quạ hay đơn giản là Ngày-Của-Quạ).
   Về từ Kag-Quạ: đây là một từ rất cổ của chủng tộc Mongoloid ở Hymalaya thờ rắn thần Naga (Rồng). Họ là người Naga, tổ tiên của người hầu hết các tộc người trải dài từ Hymalayan cho đến Việt Nam; khác với người Hán, thuộc chủng Mongoloid từ sa mạc Gobi, thờ sói. Đến đây lại tiếc là không có duyên được gặp và học hỏi ông Bình Nguyên Lộc tác giả của Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Giá mà ông còn sống, được mời ông qua đây và theo ông đi nghiên cứu cái nôi của người Naga-Kirat hay Mã Lai (Mlechha) như cách gọi của ông thì hạnh phúc biết mấy.Ông là người thầy chưa bao giờ gặp mặt của tôi từ những năm 80 của thế kỷ trước và mong ước lớn nhất của tôi là có thể đi tiếp con đường mà ông đã khai phá và đặt những viên gạch đầu tiên. Chỉ riêng từ kag-quạ hoặc như trước đây mình có đề cập sar-sếu trong bài Sếu đầu đỏ, cũng đã gợi mở rất nhiều vấn đề về mối dây liên quan của người Việt và người Naga qua ngôn ngữ. Lan man thế là lạc đề rồi nhỉ he he…
   Ngày hôm trước ngày Kag Puja, các gia đình đã quét tước dọn dẹp nhà cửa, lối đi, đường đi xung quanh nhà thật sạch sẽ. Vào sáng sớm Kag Puja, các bà chủ gia đình dùng bột đất đỏ pha loãng vẽ một vòng tròn làm nền rồi rắc các cánh hoa vạn thọ lên trên tạo hình một mandala đơn giản để cúng vài món trái cây, vài loại hạt và thắp một ngọn đèn dầu bơ diyos như là sự bắt đầu của lễ hội Tihar-Diwali ở cổng ra vào hay cửa chính của ngôi nhà. Ngày này là Ngày-Của-Quạ nên nghi thức quan trọng nhất là cúng lễ quạ. Người ta sẽ đi đến các quảng trường, công viên … nơi tập trung nhiều quạ. Họ sẽ làm lễ cúng, cầu khấn các bài cúng bằng Sanskrit rồi sau đó rắc cho quạ ăn những miếng thịt tươi xắt nhỏ. Mấy năm trước ở Nepal có một anh chàng được ghi nhận vào sách kỷ lục thế giới Guiness về tài gọi chim quạ đến. Giữa công viên Ratnapark, anh chúm môi phát ra tiếng của loài quạ, vài phút trôi qua người ta thấy vài con quạ lượn vòng trong không trung rồi tản ra. Cứ tưởng tiếng gọi của anh không hiệu quả, thế rối đột ngột quạ từ bốn phương tám hướng đổ về công viên đen kịt. Hàng ngàn, hàng chục ngàn con quạ quần đảo trên không, tiếng quạ kêu rát cả tai. Người ta tha hồ mà cúng dường cho quạ trong Ngày-Của-Quạ năm ấy.

Cúng dường thức ăn cho quạ trong ngày Kag Puja

  Ngày thứ hai của Tihar là Kukur Puja, Ngày-Của-Chó. Người Newari thì gọi ngày này là Khicha Puja (khicha nghĩa là chó trong ngôn ngữ Newar). Vào ngày này thì tất cả các con chó (dĩ nhiên trừ chó hoang không có chủ) được cúng lễ, sau đó được choàng một vòng hoa vạn thọ (manla) lên cổ , ban dấu tika rồi được dâng cho một bữa ăn thịnh soạn ngon nhất trong năm. Vào ngày này, nếu bạn thấy một con chó có đeo vòng hoa quanh cổ và những dấu tika trên trán , trên thân mình thì chắc chắc đó là chó có chủ. Rất nhiều người có lòng từ tâm thì không những worship chó nhà mình mà còn worship các con chó hoang. Họ mang mâm đèn-hoa đi tìm để cúng lễ cho các con chó hoang nơi đầu đường xó chợ và tặng chúng những phần thức ăn ngon lành, tuy nhiên hiếm khi dám choàng vòng hoa manla lên cổ chó hoang vì ngại… chó cắn. Phong tục cúng dường và bố thí thức ăn cho các loại chim thú là phổ biến với người Nepal cũng như India. Nó cho thấy sự thân thiện với tự nhiên theo nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và tình yêu thực sự đối với Mẹ Thiên Nhiên.  
Cúng lễ chó trong ngày Kukur Puja


Đeo manla

Cho ăn thức ăn ngon

Chó cảnh sát trong ngày Kukur Puja


Cúng lễ cho chó hoang trong ngày Kukur Puja

   Tết Tihar của người Nepal có một huyền thoại khác hẳn với người India. Theo đó thì Yama Raja (Diêm Vương) hàng năm sẽ nghỉ làm việc trong 5 ngày và đến thăm nhà chị gái của mình. Chị của Yama Raja hân hoan tổ chức các lễ lạt linh đình suốt năm ngày để mừng đón em trai. Ngày thứ nhất là Kag-Puja để tôn vinh chim quạ-sứ giả của Diêm vương. Ngày thứ hai tôn vinh chó-kẻ canh cổng địa ngục.
   Hai ngày Kag Puja và Kukur Puja là phong tục độc đáo ở Nepal. Người ta thấy nó được thực hành rất nghiêm túc ở  Kathmandu. Ở vùng Terai, tức giáp với Bắc India thì cũng thấy thực hiện nhưng hình như chỉ làm cho có lệ.
   Ở India, người ta ăn mừng hai ngày đầu tiên của Diwali khác hẳn.
   Theo huyền thoại Khuấy Biển Sữa (xin mời xem ở đây), thì khi Amrit-Bình thuốc trường sinh nổi lên từ đáy Biển Sữa Thần y Dhanavantri của phe Thần nhanh chóng vớt được bình Amrit. Ngày ấy được gọi là ngày Dhanteras-Ngày may mắn. Đây là ngày đầu tiên của lễ hội Dewali của người India. Để mừng Ngày may mắn, người India trang hoàng cửa hàng, công sở, nhà cửa thật lộng lẫy và vẽ những dấu chân tượng trưng cho Nữ thần Lakhsmi khắp nơi trong nhà.
  Ngày thứ hai của Tết Diwali được gọi là Chhoti Diwali (Tiểu Diwali). Ngày này xem như ngày Diwali thu nhỏ , người ta cũng cúng lễ, đốt đèn và pháo nhưng với số lượng tượng trưng
  Huyền thoại về nguồn gốc của Diwali bên India ngoài chuyện trở về Ayodhya của Rama như đã nhắc đến trong phần 1 thì còn có một huyền thoại khác cũng thú vị không kém.
     Thời xa xưa ấy có một Quỷ vương tên là Narakasur sau một thời gian tu luyện đã được các chúa thần ban cho một ân huệ: "không bao giờ bị đánh bại bởi bất kỳ người đàn ông nào".Hắn nhờ vào quyền phép vô song đã đánh bại Thiên vương Indra chiếm lấy những chiếc hoa tai của Nữ thần Mẹ Aditi, đồng thời bắt nhốt hết 16.000 người con gái của hầu hết các vị thần. Nàng Satyabhama, vợ của thần Krishna, nổi trận lôi đình vì sự xúc phạm đến giới nữ của Narakasur đã yêu cầu chồng giúp mình. Krishna liền đánh xe chở vợ đến tấn công Narakasur. Trong trận chiến kinh hồn đó, để hóa giải ân huệ tối thượng mà các chúa thần ban cho quỷ vương, Krishna chuyển hết quyền phép của mình cho vợ-một người đàn bà – trong giây phút sinh tử của cuộc chiến. Và Satyabhama đã giết được con quỷ mà không người đàn ông nào có thể giết được.
 Vợ chồng Krishna đã giải thoát hết tất các cô gái bị quỷ vương bắt cóc và thu lại được đôi hoa tai của Nữ thần Mẹ. Như một cử chỉ tượng trưng, Krishna dùng máu của quỷ vương bôi lên mặt mình để đánh dấu chiến thắng trước cái Ác. Cái ngày mà vợ chồng Krishna đánh bại Quỷ vương là ngày Dhanteras, và họ trở về kinh thành vào sáng sớm ngày thứ hai. Khi đó họ được các phụ nữ tắm để tẩy uế những bùn nhơ của chiến trận và xức lên người các loại dầu thơm. Vì thế ngày thứ hai của Diwali của người India còn được gọi là Narakachaturdashi-Ngày giết chết Narakasur. Phong tục của ngày thứ hai Tết Diwali của người India là thực hiện một nghi thức tắm vào lúc mặt trời mọc chính là bắt nguồn từ huyền thoại này.
  Huyền thoại này một lần nữa lại gắn Diwali với thần Vishnu (Krishna và cả Rama đều là các hóa thân của Vishnu).

   Chúng ta có thể thấy rằng dù bắt nguồn từ văn hóa Hindu nhưng những phong tục lễ hội Hindu sau khi du nhập lên Thung Lũng Kathmandu đã biến tướng và cải hóa rất nhiều. Có nhiều lý do mà một trong những lý do là người Newar của Thung Lũng Kathmandu là người theo đạo Phật. Hy vọng chúng ta sẽ có dịp bàn về chủ đề tôn giáo của Thung Lũng Kathmandu vào một dịp lành nào đó.
  Sáng mai các bạn nhớ tặng cho các con chó ở nhà mình và láng giềng những phần thức ăn ngon nhé! Để chúng đỡ tủi với đồng loại ở India và Nepal he he. 

  Tạm biệt và mong gặp lại trong những ngày tới. Happy Tihar-Diwali
  Kag Puja, ngày đầu tiên của Tihar-Diwali 2013

  Phú Nepal

BÀI LIÊN QUAN:
ĂN TẾT INDIA-DEWALI Ở NEPAL - PHẦN 1
 

29 tháng 10, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL




Hôm nay đi một vòng khu chợ cổ của Kathmandu: Ason-Mahaboudha-New Road-Indra Chowk đã thấy các Kathmanduist rộn ràng chen vai thích cánh đi mua sắm. Hàng loạt các gian hàng bày bán đủ loại hoa trang trí và đèn "chớp tắt" ở mọi nơi. Các cửa hiệu thì trang hoàng đèn hoa rực rỡ. Các tiệm bánh kẹo thì tràn ngập bánh mứt. Vài ngày nữa là Diwali- Tết India đến rồi (03/11/2013).
   

   Sống ở Kathmandu vui nhưng mệt vậy đó. Mới ăn Tết Nepal (Dashain) xong chưa được mấy ngày là lại đón Tết India. Rồi mỗi tộc người Tamang, Gurung, Sherpa, Rai, Limbu, Tharu… có Tết vào các tháng khác nhau. Rồi còn các lễ hội của dân Newari bản địa hầu như tháng nào cũng có. Kể sơ sơ theo Dương lịch nha (tương đối thôi vì Âm lịch India-Nepal chênh với DL):
  • Tháng 1: Sonam Lhosar: Tết Tamang.
  • Tháng 2: Mahashivaratri: Lễ hội Thần Shiva.
  • Tháng 3: Holi:Lễ hội sắc màu. Ghodejatra : lễ hội cưỡi ngựa của Kathmandu. Ramnawami: sinh nhật Rama. Tết Lhosar của người Sherpa.
  • Tháng 4: Nepali New Year (chính thức là bắt đầu năm mới của lịch Nepal, nhưng mang tính hình thức và chỉ có 1 ngày, thua xa lễ hội Dashain). Bisket Jatra: lễ hội kéo xe cổ đại (chariot) rước Bhairav-Kumari-Ganesh (hóa thân của Shiva, Durga và Ganesh) vòng quanh thành phố cổ Bhaktapur [lễ hội Hindu].
  • Tháng 5: Buddha Jayanti-Phật Đản. Tết Lhosar của tộc người Rai-Limbu.
  • Tháng 6: Rato Machhindranath Bhota Jatra: Lễ hội kéo xe cổ đại rước tượng Machhindranath màu đỏ (hóa thân của Lokeshwar-Quán Thế Âm Bồ Tát) vòng quanh thành phố cổ Patan [lễ hội Phật giáo + Hindu].
  • Tháng 7: Indra Jatra: Lễ hội kéo xe cổ đại rước Nữ Thánh Sống Kumari (Living Goddess) vòng quanh thành phố cổ Kathmandu (Thành phố cổ Kathmandu là khu vực phố cổ xung quanh Hoàng cung Basantapur, trong khi Kathmandu hay Thung lũng Kathmandu bao gồm ba lãnh địa cổ Patan-Kathmandu-Bhaktapur là để chỉ Thủ đô của nước Nepal) [lễ hội Hindu+Phật giáo].
  • Tháng 8: Janai Purnima: lễ cột chỉ thiêng của người Hindu.
  • Tháng 9: Teej: lễ hội dành cho phụ nữ.
  • Tháng 10: Tết Dashain. Tết Eid-al- Adha của Hồi giáo.
  • Tháng 11: Tết Tihar –Diwali
  • Tháng 12: Tết Gurung: Lhosar. Noel-Giáng sinh của Thiên chúa giáo và Năm mới Dương lịch.
    Ngoài ra, các lễ hội của các cộng đồng, làng, thị trấn thì không kể xiết. Thôi thì quay lại chủ đề chính của bài này kẻo lạc đề: Tihar-Diwali.

    Thực sự Diwali (hay Dipawali) là Tết của người India, với người Nepal lễ hội này chỉ đứng hàng thứ nhì sau Dashain, tuy thế cũng nghỉ chính thức 3 ngày (03-05/11/2013) còn các gia đình thì "ăn Tết" này ít nhất là năm ngày kéo dài đến 10 ngày.
    Về tên gọi của lễ này thì người Nepal gọi là Tihar (mình chưa tìm ra từ nguyên của từ này). Tên phổ biến hơn là của người India: Diwali (Dipawali) xuất xứ từ : Diya hay Dyos là một cái đèn bằng đất nung kích cỡ bằng cái chung trà thắp sáng bằng dầu bơ (ghee) với tim (bấc) bằng bông se lại. Nghĩa của Dipawali là Lễ Hội Ánh Sáng xuất phát từ hình ảnh đèn được thắp sáng khắp nơi vào đêm lễ bái Nữ thần Thịnh Vượng Lakhsmi.
DIYA-ĐÈN DẦU BƠ-NGUYÊN GỐC CỦA DIWALI

  Ăn Tết Diwali thì phải đến một trong hai nơi là Janakpur của Nepal và Ayodhya của India thì mới là sành điệu.
Janakpur là quê hương của nàng Sita (hóa thân của Nữ thần Lakhsmi) còn Ayodhya là quê của chàng Ram (Rama- hóa thân của Thần Vishnu). Năm ngoái mình đã thực hiện được chuyến đi về Janakpur vào ngay dịp Tihar-Diwali (sẽ có một entry về chuyến đi ấy). Năm nay lên kế hoạch để ăn Tết India-Diwali ở Ayodhya nhưng bị bể ha ha ("thân bất do kỷ" he he… mình còn phải làm việc để kiếm sống và dành dụm cho các chuyến đi, chứ không may mắn đi với cái túi rỗng tới đâu cũng có người giúp, tình cờ đến các địa phương vào những vào dịp lễ hội trong mơ… như em Xách Bao và Chém Gió… ha ha). Về độ quan trọng trong lễ Diwali thì Ayodhya là số một vì đó là quê của Rama và đó cũng là nơi xuất phát của Lễ hội Ánh Sáng Diwali (truyền thuyết đáng tin cậy nhất trong các truyền thuyết về xuất xứ của Diwali).
  Số là theo truyền thuyết, trong khi hai vợ chồng đang đi lưu đày ở nơi rừng rú, nàng Sita bị Quỷ vương  Ravana bắt cóc về tận Lanka (Sri Lanka ngày nay). Ram dẫn đại đội hùng binh vượt biển giết được Ravana và cứu Sita. Sau đó họ ca khúc khải hoàn và trở về kinh đô Ayodhya để Ram tiếp nhận cương vị Quốc vương sau khi thời hạn lưu đày kết thúc (các bạn xem lại Sử thi Ramayana nha). Cái đêm Ramvà Sita đi vào kinh thành Ayodhya chính là đêm Lakhsmi Puja. Dân chúng thắp đèn kết hoa khắp mọi nơi  để đón mừng Ram và Sita hai nhân vật yêu quý của họ, cũng là đón mừng hóa thân của Vishnu và Lakhsmi đến ban phước lành cho họ. Trùng hợp? Không ai có thể giải thích, nhưng kể từ ấy, đêm Lakhsmi Puja được dân chúng Ayodhya hân hoan lặp lại mỗi năm và gọi là Lễ hội ánh sáng Diwali. Vào thời ấy, Ayodhya là vương quốc lớn nhất và hùng mạnh nhất trên khắp India, cho nên phong tục này lan truyền khắp thế giới Hindu và truyền cho đến ngày nay.
Ram và Sita trở về kinh thành Ayodhya vào hoàng hôn ngày Lakhsmi Puja

   Không ăn Tết Diwali năm nay ở Ayodhya thật là tiếc. Nhưng nếu đi thì sẽ không có các bài viết về Tết India-Diwali. He he… Thôi hẹn năm sau nữa vậy (mình đã hẹn lần hẹn lữa vụ này 5-6 năm nay rồi, năm thì hoãn vì Hindu và Hồi giáo tranh giành ngôi đền Ram ở Ayodhya oánh nhau, bắn nhau, nổ bom chết hàng trăm mạng, năm thì hổng có… tiền và có khi thì vì công việc làm ăn bận rộn không đi được… Thôi thì mọi sự tùy duyên!)       

   Mình được biết đến Tết India-Diwali lần đầu vào năm 2005, lúc mới chân ướt chân ráo tới Lumbini-Nepal. Đêm Lakhsmi Puja ấy một anh chàng người địa phương dắt mình đi xe bus ngược từ Lumbini đi về phía Bhairahawa để xem lễ đèn. Ngày đó con đường về Lumbini tệ kinh khủng, toàn ổ voi. Đã vậy lại còn các Check-point khắp các giao lộ (Lumbini Zone là vùng du kích của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Maoist-Nepal hoạt động vô cùng mạnh mẽ, đêm nào cũng nghe thấy tiếng mìn nổ ì ầm vọng về). Cuối cùng, chỉ đi được có 15km đành phải quay lại trên chuyến xe bus cuối cùng chật như nêm (khi trời tối khoảng 6 giờ hơn thì không có chiếc xe nào dám chạy vì sợ du kích Maoist tấn công). Quẩn quanh ở cổng chào Lumbini mình được xem nghi thức đón tiếp Nữ thần Lakhsmi của dân làng Buddha Nagar (làng Đức Phật) lần đầu tiên (lúc đó mình chưa biết gì về Hindu cả he he…) xem các phụ nữ vẽ Rangoli , thắp đèn, cúng… rồi gặp những nhóm trẻ em đi từng nhà hát hò nhảy múa để… xin lì xì…  Ấn tượng về đêm Diwali ấy dù đơn sơ nhưng đã khắc sâu vào tâm trí mình những ấn tượng sâu sắc về một nền văn hóa thâm hậu. Đến ngày lễ Bhai-Tika mình lại được một anh chàng địa phương khác đưa về nhà xem lễ ban phúc Tika và cũng được nhận Tika lần đầu tiên.
Pháo India các loại... Wow...
India cho bán pháo tự do vào dịp Diwali


Pháo bông và rocket thì mình đốt dịp Diwali còn pháo tiểu và pháo chuột thì để dành cho Tết Nguyên đán He he
  Trò vui nhất của Diwali hàng năm là PHÁO. Lúc mình đến Nepal thì cuộc nội chiến đã kéo dài 7-8 năm, vì thế việc đốt pháo bị nghiêm cấm triệt để. Tuy thế, cái đêm Diwali ở Lumbini mình lại được xem pháo và được tặng mấy viên pháo tiểu để đốt. Ôi, cũng lâu lắm rồi hình như  hơn chục năm kể từ khi Thủ tướng Kiệt nhà mình cấm đốt pháo, mình mới lại được ngửi thấy mùi thuốc pháo nồng nàn, tiếng lốp bốp vui tai của pháo trong cái ngày Tết-Ngoại-Quốc ở nơi xứ lạ quê người. Nhớ nhà đến cồn cào gan ruột… Sau này, định cư ở Kathmandu, cứ vào dịp Diwali là mình lại mua vài phong pháo … để dành hi hi… chờ đến đêm Giao thừa Tết Nguyên đán lại mang ra đốt … lén bên ngoài hàng rào nhà mình … Bao giờ mới lại có một cái Tết đúng nghĩa ở quê nhà?   
  Kathmandu, mùa Tihar Dewali 2013

  Phú Nepal

Xin mời đón xem bài về Janakpur-Quê hương của nàng Sita và các bài về Diwali còn ém lại để câu khách...  hi hi trong những ngày tới....

17 tháng 10, 2013

QUAN ĐIỂM CỦA TÔI VỀ TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG


  • TẤT CẢ CÁC TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG ĐỀU DẠY NGƯỜI TA LÀM ĐIỀU TỐT, LÀM LÀNH TRÁNH DỮ, RÈN LUYỆN THÂN TÂM.
  • TẤT CẢ CÁC TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG ĐỀU BÌNH ĐẲNG NHƯ NHAU.
  • TÔI KHÔNG CUỒNG TÍN CŨNG NHƯ KHÔNG HẠ THẤP HAY TÔN CAO BẤT KỲ MỘT TÔN GIÁO HAY TÍN NGƯỠNG NÀO.
  • NẾU CÓ VIẾT BÀI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG, PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở MỌI NƠI TÔI CÓ DỊP ĐẶT CHÂN ĐẾN TÔI SẼ CỐ GẮNG TƯỜNG THUẬT NHỮNG GÌ TÔI THẤY ĐƯỢC, BIẾT ĐƯỢC, HIỂU ĐƯỢC; TUYỆT ĐỐI TRÁNH BÌNH LUẬN (NO COMMENT).

16 tháng 10, 2013

Eid Al-Adha "TẾT BANGLADESH"


Hôm nay là ngày bắt đầu lễ hội hiến tế Eid Al-Adha của người theo đạo Hồi trên khắp thế giới. Với đa số trong 200 triệu dân theo đạo Hồi và là một trong các lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trong năm của Bangladesh, có thể xem Eid Al-Adha như là Tết của người Bangladesh.


PHẦN 1: NGUỒN GỐC LỄ HỘI EID-AL-ADHA:



Trong số các lễ hội Hồi giáo tổ chức trên thế giới Eid ul- Adha hoặc Bakri -Id giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của toàn thể cộng đồng. Ngày thánh này trong tiếng Ả Rập được gọi là Eid al-Adha : Lễ hội của 'hiến tế'
Eid-al- Adha là cực kỳ quan trọng đối với người Hồi giáo
. Lễ này được tổ chức vào ngày thứ 10 của tháng thứ 12 theo âm lịch Hồi giáo, sau khi các cuộc hành hương Hajj hoàn tất, là trụ cột thứ năm của đạo Hồi (sẽ có bài riêng về đạo Hồi sau). Lễ hội được đặt tên theo nguồn gốc của nó nằm trong lịch sử Hồi giáo.

Chuyện rằng vào ngày này rằng Thiên Chúa (Allah) quyết định thử nghiệm đức tin của Abraham. Theo truyền thống Hồi giáo , khoảng bốn ngàn năm trước đây , thung lũng Mecca (​​ngày nay thuộc Saudi Arabia) là một nơi khô cằn trơ đá và đá, không có người ở. Allah hướng dẫn Abraham (Ibrahim trong tiếng Ả Rập) mang Hajar, vợ ông ta, và Ismail (Ishmael), đứa con duy nhất của ông ta mới sinh vào thời điểm đó đến nơi hoang vắng này. Khi Abraham chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về lại xứ Canaan, bà vợ Hajar hỏi ông : "Có phải Allah muốn bạn để chúng tôi lại đây ? Hoặc là bạn muốn cho chúng tôi ở lại đây để chết. " Abraham quay lại đối mặt với vợ mình. Ông buồn rầu nói rằng ông không thể nói bất cứ điều gì . Ông chỉ vào bầu trời cho thấy rằng Allah đã truyền cho ông phải làm như vậy . Hajar nói: " Nếu thế, Allah sẽ không lãng phí chúng tôi , bạn có thể đi" . Mặc dù Abraham đã để lại một số lượng lớn các thực phẩm và nước cho Hajar và Ishmael , các nguồn cung cấp vơi đi một cách nhanh chóng, và trong vòng một vài ngày hai người bắt đầu cảm nhận được sự khổ sở của nạn đói và mất nước. Hajar chạy lên và xuống giữa hai ngọn đồi gọi là Al- Safa và Al- Marwah bảy lần, trong cuộc tìm kiếm tuyệt vọng các nguồn nước . Kiệt sức, cuối cùng cô quỵ xuống bên cạnh Ishmael bé bỏng và cầu nguyện sự giải thoát của Allah. Thật kỳ diệu, một nguồn nước tươi mát chảy ra từ trái đất dưới chân của bé Ishmail. Với nguồn cung cấp nước an toàn, được gọi là giếng Zamzam, họ không chỉ đủ cho nhu cầu riêng của họ, mà còn có thể bán nước uống cho khách lữ hành và dân du mục để đổi lấy thực phẩm. Nhiều năm sau, Allah đã hướng dẫn Abraham đã quay trở lại từ xứ Canaan để xây dựng một nơi thờ phượng bên cạnh giếng Zamzam. Abraham và Ishmail xây dựng một cấu trúc đá và vữa - được gọi là Kaaba [chính là hòn đá đen hình lập phương vuông vức, thánh tích số một của đạo Hồi tại Mecca ngày nay-NP]- đó là nơi tập hợp cho tất cả những ai muốn củng cố đức tin của họ vào Allah.
Hòn đá đen thánh tích ngày nay ở Mecca-nơi vợ và con của Abraham được Allah ban cho nguồn nước


  Sau đó, khi Ishmail khoảng 13 tuổi (Abraham là 99), Allah quyết định thử nghiệm đức tin của họ trước công chúng. Abraham đã có một giấc mơ kỳ lạ, trong đó Allah yêu cầu ông ta hiến tế con trai mình, người mà Allah đã ban cho ông sau nhiều năm cầu nguyện. Abraham biết rằng những giấc mơ của các tiên tri được Thiên Chúa linh ứng , và đấy là một trong những cách thức mà Allah truyền đạt ý muốn. Khi giấc mơ đã trở thành rõ ràng với ông , Abraham quyết định thực hiện lệnh của Allah. Trong khi chuẩn bị cho lễ hiến tế, Quỷ Satan cám dỗ Abraham và gia đình của ông để cho hắn thực hiện mệnh lệnh của Allah. Họ đã xua đuổi Satan đi xa bằng cách ném đá vào nó [ngày nay hành động này được tái hiện bởi các người hành hương Hồi giáo bằng cách ném đá vào một trụ cột biểu tượng cho Satan trong các nghi thức Hajj-NP].

Mặc dù Abraham đã sẵn sàng hy sinh
vật thân yêu nhất của mình vì lợi ích của Allah, ông không thể mang con trai của mình đến đàn tế mà không có sự đồng ý cậu ấy. Ishmail phải được tham khảo ý kiến ​​về việc liệu cậu có sẵn sàng từ bỏ cuộc sống của mình để thực hiện các lệnh của Allah. Đây sẽ là mộtthử nghiệm lớn cho sự trưởng thành của Ishmail trong đức tin , tình yêu và cam kết với Allah, sẵn sàng tuân theo cha mình, và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì lợi ích của Allah. [NO COMMENT!]

Abraham trình bày vấn đề này với con trai của mình và Ishmael không
hề do dự chấp nhận hy sinh mạng sống của mình vì lợi ích của Allah.
Abraham hiến tế con trai mình cho Allah

Khi
ở đàn tế Abraham bắt đầu cắt cổ họng của Ishmael , ông rất ngạc nhiên khi thấy rằng Ishmael không hề hấn gì và thay vào đó, ông nhìn thấy một con cừu đực đã bị tay mình cắt cổ họng.  Abraham đã vượt qua thử thách: sẵn sàng thực hiện lệnh của Allah .
   Như một phần thưởng cho sự hy sinh này , Allah đã ban tin lành cho Abraham: sự ra đời của con trai thứ hai của ông , Ishaaq .
Chuyện Abraham đã chỉ ra rằng tình yêu của mình cho Allah thay thế tất cả những người khác : rằng anh sẽ hy sinh mạng sống của mình hoặc cuộc sống của những người thân thiết nhất của anh theo mệnh lệnh của Allah. Người Hồi giáo kỷ niệm hành động tột cùng của sự dâng hiến cho đức tin này mỗi năm. Và đấy là nguồn gốc lễ Eid al- Adha .


(Còn tiếp)