TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 1
*****************************************************
Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước có mòi trở thành "ống chề"…. Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.
Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng hi hi… Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana nhân bản vô tính ( he he… đây có lẽ là sản phẩm nhân bản vô tính đầu tiên trong lịch sử) giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng" (các bạn chú ý đến tên Chhaya nhé vì đấy chính là nguyên gốc của từ Chhath-Tết của người Mithila). Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.
Vì là cái bóng phản chiếu ngược lại mọi thứ của Sanjana nên Chhaya có các nết tốt mà nguyên bản không có. "Cái bóng" yêu quý Surya hết mực và chăm sóc chàng thật chu đáo. Không lâu sau, Chhaya sinh hạ cho Surya một đứa con trai và họ đặt tên cho đứa nhỏ là Shani (Crimson-màu đỏ cờ).
Ở nhà mình, Vishwakarma nghe tin "vợ" của Surya sinh con trai trong khi con gái Sanjana thì đang ở nhà mình bấy lâu. Vốn biết sự trung thực và ngay thẳng của Thần Mặt trời nên ông đoán con gái mình đã làm điều gì mờ ám. Nổi cơn thịnh nộ, ông căn vặn Sanjana về thực hư của câu chuyện. Sanja đành phải thú thực chuyện nhân bản vô tính của mình. Vishwakarma liền ra lệnh Sanjana phải lập tức quay về với Surya và thu xếp mọi chuyện sao cho êm đẹp.
Sanjana trở về nhà Surya và trút giận lên đầu Chhaya. Nàng hủy diệt Chhaya và biến Chayya trở thành ảo ảnh dưới bóng mặt trời.
Surya không hề biết gì về câu chuyện nhân bản, không hề biết đã từng có một "Cái Bóng" mang tên Chaya hoàn toàn trái ngược với Sanjana, nên vẫn yêu thương vợ con thắm thiết. Một thời gian sau, Sanjana sinh hạ cho Surya một đứa con trai đặt tên là Yama – nghĩa là Tự chủ và có kỷ luật và một cô con gái đặt tên là Yamuna-nghĩa là Nhanh nhẹn (các bạn có nhớ đến huyền thoại về Diwali không? Chính là cô em gái Yamuna đã làm lễ tiệc linh đình khoản đãi ông anh Yama [Thần chết] 05 ngày trong một năm khi ông này nghỉ làm việc và đến thăm cô. Xin xem lại ở đây).
Vì Surya không hề biết Shani là anh em cùng cha khác mẹ với Yama và Yamuna nên Sanjana lo ngại một ngày nào đó quyền lực của Surya sẽ rơi vào tay con trưởng. Bà tìm mọi cách để ly gián làm cho cha con Surya-Shani không thể sống gần nhau được.
Đỉnh điểm của câu chuyện là buổi lễ trưởng thành của ba đứa con của Thần mặt trời Surya với sự chứng kiến của tất cả các vị thần. Bị đầu độc bởi lời lẽ của Sanjana, Surya làm ngơ không sắc phong gì cho đứa con cả Shani. Thần mặt trời phong cho Yama làm "Dharmaraj" (Dharma= số phận, vận mệnh, Raj=vua ; Dharmaraj= vua cai quản số mệnh của loài người) với nhiệm vụ là "khám phá sự thật của mỗi con người". Người ta đã hiểu nhầm Yama là Thần Chết là bởi nhiệm vụ này của ông. Thực ra, Yama xuất hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi người chỉ để thu thập Nhân Thiện và Ác của mỗi người để đảm bảo người ấy sẽ hái đúng Quả đã gieo trong kiếp này vào những kiếp sau.
Cô con gái Yamuna được phong làm chủ quản con sông thiêng sau này mang tên cô là Yamuna (các bạn có đi India thăm Taj Mahal ở Agra thì sẽ biết đến con sông Yamuna này). Nhiệm vụ của Yamuna là tẩy sạch mọi tội lỗi cho ai đến tắm ở con sông này, tương đương như dòng sông thiêng Ganga (sông Hằng) do con gái của Thần Núi Himalya chủ quản.
Yama và Yamuna liền lên đường nhận nhiệm vụ, còn lại Shani bị làm ngơ, bơ vơ, hổ thẹn. Không thể chuyện trò thân mật với ngay cả cha mình, không được biết đến tình mẫu tử từ thuở nằm nôi, không thể chứng tỏ khả năng của chính mình, giờ vị trí xã hội còn dưới cả em mình, Shani không kềm chế được cơn giận dữ. Chàng tung một cước vào bụng của Sanjana nhằm trút giận lên cái tử cung đã sinh ra chàng. Sanjana cũng nổi giận xung thiên liền tung ra một lời rủa khiến Shani mất biến một chân. Shani ngã lăn quay giữa quảng trường trong khi Sanjana vẫn còn chưa nguôi cơn giận.
Surya ngồi trên ngai chứng kiến sự bùng nổ của hai cơn giận. Nếu ông có thể hiểu được lý do của cơn giận của Shani thì ông không thể nào hiểu nổi tại sao một người mẹ lại có thể nguyền rủa con trai mình đến mất một chân. Với trí tuệ mẫn tiệp, Surya hiểu ngay có vấn đề gì không ổn ở Sanjana. Ông liền vươn mình đứng dậy và tập trung tất cả ánh sáng chói lòa của mình vào Sanjana , yêu cầu bà này nói lên sự thật. Không thể chịu đựng nổi sức nóng của mặt trời và cũng không thể che giấu gì dưới ánh sáng mặt trời, Sanjana bèn xin lỗi Surya và Shani rồi kể lại toàn bộ câu chuyện nhân bản vô tính.
Surya hoàn toàn bất ngờ trước câu chuyện về "Cái Bóng" Chhaya. Ông tỉnh ngộ và vô cùng hối hận bấy lâu nay đã không chăm sóc đứa con của người mình yêu thực sự. Ông liền tuyên bố trước sự chứng kiến của các vị thần công nhận Shani là con trai trưởng hợp pháp của mình. Ông hóa giải lời nguyền của Sanjana (nhưng vẫn không hoàn toàn 100% vì đó là lời nguyền của Vợ Thần mặt trời nên phải có uy lực nhất định; vì thế sau này Shani bị thọt). Surya đồng thời cũng phong cho Shani chủ quản Sao Hỏa (Saturn) – vì sao chủ quản Karma-Nghiệp của loài người; và chọn ngày thứ bảy là ngày của Shani (theo lịch India).
Surya, Shani và Sanjana sau đó tổ chức bốn ngày lễ để tưởng niệm nàng Chhaya. Và lễ đó ngày nay là lễ hội Chhath ở vùng Nam Nepal và Bắc India. Chúng ta có thể thấy Chhath diễn ra vài ngày sau lễ Diwali của anh em Yama và Yamuna là vì từ câu chuyện này.
Mong rằng câu chuyện về nguồn gốc Tết Diwali và Tết Chhath sẽ giúp các bạn thư giãn trong ngày Chúa Nhật này.
Hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo về Mithila!
Phú Nepal
*****************************************************
PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA
Vừa rồi là một loạt các Tết của India và Mithila (một quốc gia thời cổ đại của India). Có một mối liên quan giữa Tết India-Diwali và Tết Mithila-Chhath: gia đình Thần Mặt trời Surya. Để có thể hiểu rõ thêm về lịch sử và phong tục cổ xưa của các Tết này, mời các bạn cùng lướt qua câu chuyện về gia đình Thần Mặt trời Surya.
Surya theo Sanskrit có nghĩa là "Ánh sáng chói lọi huy hoàng", từ Surya theo văn minh India thường được xem là đồng nghĩa với mặt trời. Thần Surya là vị thần đứng đầu trong các thần liên quan đến các hành tinh. Vị thần này thường được mô tả ngự trên một cỗ xe do bảy con ngựa kéo. Bảy con ngựa này tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần.Thần Mặt trời Surya |
Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước có mòi trở thành "ống chề"…. Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.
Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng hi hi… Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana nhân bản vô tính ( he he… đây có lẽ là sản phẩm nhân bản vô tính đầu tiên trong lịch sử) giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng" (các bạn chú ý đến tên Chhaya nhé vì đấy chính là nguyên gốc của từ Chhath-Tết của người Mithila). Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.
Vì là cái bóng phản chiếu ngược lại mọi thứ của Sanjana nên Chhaya có các nết tốt mà nguyên bản không có. "Cái bóng" yêu quý Surya hết mực và chăm sóc chàng thật chu đáo. Không lâu sau, Chhaya sinh hạ cho Surya một đứa con trai và họ đặt tên cho đứa nhỏ là Shani (Crimson-màu đỏ cờ).
Ở nhà mình, Vishwakarma nghe tin "vợ" của Surya sinh con trai trong khi con gái Sanjana thì đang ở nhà mình bấy lâu. Vốn biết sự trung thực và ngay thẳng của Thần Mặt trời nên ông đoán con gái mình đã làm điều gì mờ ám. Nổi cơn thịnh nộ, ông căn vặn Sanjana về thực hư của câu chuyện. Sanja đành phải thú thực chuyện nhân bản vô tính của mình. Vishwakarma liền ra lệnh Sanjana phải lập tức quay về với Surya và thu xếp mọi chuyện sao cho êm đẹp.
Sanjana trở về nhà Surya và trút giận lên đầu Chhaya. Nàng hủy diệt Chhaya và biến Chayya trở thành ảo ảnh dưới bóng mặt trời.
Surya không hề biết gì về câu chuyện nhân bản, không hề biết đã từng có một "Cái Bóng" mang tên Chaya hoàn toàn trái ngược với Sanjana, nên vẫn yêu thương vợ con thắm thiết. Một thời gian sau, Sanjana sinh hạ cho Surya một đứa con trai đặt tên là Yama – nghĩa là Tự chủ và có kỷ luật và một cô con gái đặt tên là Yamuna-nghĩa là Nhanh nhẹn (các bạn có nhớ đến huyền thoại về Diwali không? Chính là cô em gái Yamuna đã làm lễ tiệc linh đình khoản đãi ông anh Yama [Thần chết] 05 ngày trong một năm khi ông này nghỉ làm việc và đến thăm cô. Xin xem lại ở đây).
Vì Surya không hề biết Shani là anh em cùng cha khác mẹ với Yama và Yamuna nên Sanjana lo ngại một ngày nào đó quyền lực của Surya sẽ rơi vào tay con trưởng. Bà tìm mọi cách để ly gián làm cho cha con Surya-Shani không thể sống gần nhau được.
Đỉnh điểm của câu chuyện là buổi lễ trưởng thành của ba đứa con của Thần mặt trời Surya với sự chứng kiến của tất cả các vị thần. Bị đầu độc bởi lời lẽ của Sanjana, Surya làm ngơ không sắc phong gì cho đứa con cả Shani. Thần mặt trời phong cho Yama làm "Dharmaraj" (Dharma= số phận, vận mệnh, Raj=vua ; Dharmaraj= vua cai quản số mệnh của loài người) với nhiệm vụ là "khám phá sự thật của mỗi con người". Người ta đã hiểu nhầm Yama là Thần Chết là bởi nhiệm vụ này của ông. Thực ra, Yama xuất hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi người chỉ để thu thập Nhân Thiện và Ác của mỗi người để đảm bảo người ấy sẽ hái đúng Quả đã gieo trong kiếp này vào những kiếp sau.
Cô con gái Yamuna được phong làm chủ quản con sông thiêng sau này mang tên cô là Yamuna (các bạn có đi India thăm Taj Mahal ở Agra thì sẽ biết đến con sông Yamuna này). Nhiệm vụ của Yamuna là tẩy sạch mọi tội lỗi cho ai đến tắm ở con sông này, tương đương như dòng sông thiêng Ganga (sông Hằng) do con gái của Thần Núi Himalya chủ quản.
Yama và Yamuna liền lên đường nhận nhiệm vụ, còn lại Shani bị làm ngơ, bơ vơ, hổ thẹn. Không thể chuyện trò thân mật với ngay cả cha mình, không được biết đến tình mẫu tử từ thuở nằm nôi, không thể chứng tỏ khả năng của chính mình, giờ vị trí xã hội còn dưới cả em mình, Shani không kềm chế được cơn giận dữ. Chàng tung một cước vào bụng của Sanjana nhằm trút giận lên cái tử cung đã sinh ra chàng. Sanjana cũng nổi giận xung thiên liền tung ra một lời rủa khiến Shani mất biến một chân. Shani ngã lăn quay giữa quảng trường trong khi Sanjana vẫn còn chưa nguôi cơn giận.
Surya ngồi trên ngai chứng kiến sự bùng nổ của hai cơn giận. Nếu ông có thể hiểu được lý do của cơn giận của Shani thì ông không thể nào hiểu nổi tại sao một người mẹ lại có thể nguyền rủa con trai mình đến mất một chân. Với trí tuệ mẫn tiệp, Surya hiểu ngay có vấn đề gì không ổn ở Sanjana. Ông liền vươn mình đứng dậy và tập trung tất cả ánh sáng chói lòa của mình vào Sanjana , yêu cầu bà này nói lên sự thật. Không thể chịu đựng nổi sức nóng của mặt trời và cũng không thể che giấu gì dưới ánh sáng mặt trời, Sanjana bèn xin lỗi Surya và Shani rồi kể lại toàn bộ câu chuyện nhân bản vô tính.
Surya hoàn toàn bất ngờ trước câu chuyện về "Cái Bóng" Chhaya. Ông tỉnh ngộ và vô cùng hối hận bấy lâu nay đã không chăm sóc đứa con của người mình yêu thực sự. Ông liền tuyên bố trước sự chứng kiến của các vị thần công nhận Shani là con trai trưởng hợp pháp của mình. Ông hóa giải lời nguyền của Sanjana (nhưng vẫn không hoàn toàn 100% vì đó là lời nguyền của Vợ Thần mặt trời nên phải có uy lực nhất định; vì thế sau này Shani bị thọt). Surya đồng thời cũng phong cho Shani chủ quản Sao Hỏa (Saturn) – vì sao chủ quản Karma-Nghiệp của loài người; và chọn ngày thứ bảy là ngày của Shani (theo lịch India).
Surya, Shani và Sanjana sau đó tổ chức bốn ngày lễ để tưởng niệm nàng Chhaya. Và lễ đó ngày nay là lễ hội Chhath ở vùng Nam Nepal và Bắc India. Chúng ta có thể thấy Chhath diễn ra vài ngày sau lễ Diwali của anh em Yama và Yamuna là vì từ câu chuyện này.
Mong rằng câu chuyện về nguồn gốc Tết Diwali và Tết Chhath sẽ giúp các bạn thư giãn trong ngày Chúa Nhật này.
Hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo về Mithila!
Phú Nepal