30 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ 2014

KÍNH CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN MỘT NĂM MỚI
THẬT NHIỀU HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG 
TRÊN TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC!

28 tháng 11, 2013

Giải mã bí ẩn Ấn Độ?

  Nguyễn Gia Kiểng (11/2013)
Link gốc: http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=4897%3Agi-i-ma-bi-n-n-d-nguy-n-gia-ki-ng&catid=44&Itemid=301

**********************

“…Phép mầu lớn nhất trong thế kỷ 20 đã là phép mầu Ấn Độ và có lẽ trong thế kỷ 21 cũng thế. Ấn Độ đã thành công và còn đang tiếp tục thành công…”

Ngay trước khi tôi sắp lên đường đi thăm Ấn Độ một bạn trẻ trong nước hỏi tôi trên Facebook: "Tại sao Ấn Độ có dân chủ mà lại tụt hậu, nghèo đói, bất công, dơ bẩn, đàn ông hay hãm hiếp?". Tôi không thể trả lời câu hỏi đó vì đối với tôi Ấn Độ là một thành công và tôi đang cố gắng giải mã thành công đó, nghĩa là tìm hiểu tại sao Ấn Độ lại thành công dù trước đây mọi dự đoán đều rất bi quan?
Những gì mà trong tuổi thanh thiếu niên tôi nghe được về Ấn Độ đều mô tả một đất nước kinh dị, nghèo khổ và dơ bẩn một cách huyền bí. Trong thập niên 1960 khi du học tại Pháp tôi may mắn có một người bạn thân mà cha mẹ là hai ông bà bác sĩ từng làm công tác nhân đạo nhiều năm tại Ấn Độ và đã góp phần quyết định đẩy lùi bệnh hủi tại đây. Tôi lui tới thường xuyên gia đình này và được coi như người nhà. Qua họ tôi cũng quen biết nhiều chuyên gia khác về Ấn Độ. Những gì hai ông bà và các bạn họ nói cũng phù hợp với những gì có thể đọc trong các sách và báo: Ấn Độ không có tương lai, người ta chỉ có thể vì lòng nhân đạo mà giúp nó đỡ nghèo khổ chứ không thể giúp nó vươn lên. Ấn Độ có tất cả mọi khó khăn mà một quốc gia có thể có và đều có ở mức độ nguy kịch. Nghèo khổ, dơ bẩn, tham nhũng và bất công cùng cực, các bệnh truyền nhiễm lan tràn, con người bệnh tật, mê tín dị đoan và bi quan yếm thế. Đã thế Ấn Độ lại không phải là một quốc gia mà là cả một thế giới hỗn độn với gần 2000 ngôn ngữ và hơn 500 vùng dị biệt xuất phát từ những chiến quốc cũ không có và cũng không muốn có quan hệ hợp tác với nhau. Trong lòng một mình Ấn Độ có nhiều di biệt và tương phản hơn cả trong phần còn lại của thế giới. Người Ấn Độ trong tuyệt đại đa số không biết đọc biết viết và không nhìn nhau như đồng bào. Mẫu số chung của cái thế giới hỗn tạp này chỉ là sự nghèo khổ, bệnh tật, dơ bẩn ngoài mức tưởng tượng. Ra ngoài đường ở bất cứ thành phố nào người ta không thể không thấy những đoàn người hốc hác vì đói trong đó có nhiều người đang chết đói. Một vấn đề nghiêm trọng khác là nạn nhân mãn. Ấn Độ đã quá đông dân và mỗi năm vẫn thêm một số người tương đương với dân số của cả nước Úc. Kết luận, Ấn Độ hoàn toàn tuyệt vọng. Những trí thức thân cộng, rất đông đảo trong suốt thập niên 1960, đôi khi so sánh Ấn Độ và Trung Quốc để bênh vực cho chủ nghĩa Mac-Lênin. Theo họ hai nước lớn này đã chọn hai con đường khác nhau vào cùng một thời điểm và thực tế cho thấy là Trung Quốc đã hơn hẳn Ấn Độ, điều này chứng tỏ sự đúng đắn của chủ nghĩa cộng sản. So sách này khập khiễng bởi vì hai nước khởi hành từ hai mức độ quá khác nhau.
Thế rồi người ta càng ngày càng ít nói tới Ấn Độ. Chưa ca tụng Ấn Độ nhưng cũng ít ai còn nói Ấn Độ là một trường hợp tuyệt vọng nữa. Tới gần ngưỡng cửa thế kỷ 21 Ấn Độ được nhắc tới như là một thành công. Trong những năm gần đây không còn ai phủ nhận Ấn Độ là một cường quốc đang lên và tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ còn là vấn đề của một vài năm.
Không những thế, sự thành công của Ấn Độ lại rất lành mạnh. Ấn Độ không "đi nước dưới" như Trung Quốc và hầu hết các nước đang phát triển, nghĩa là khai thác nguồn nhân công rẻ để xuất khẩu quần áo, giày dép và những sản phẩm kỹ thuật thấp.  Ngược lại, Ấn Độ "đi nước trên" và cạnh tranh với các nước tiên tiến ngay trong những kỹ thuật hiện đại: công nghệ thông tin, điện tử, sinh hóa, dược phẩm, kỹ nghệ ôtô, hàng không v.v.

24 tháng 11, 2013

LÁ THƯ NEPAL 7: BUDDHA PAINTINGS

 Mời các bạn xem lại bài đầu tiên, cơ duyên để có Blog này: MỘT PHẬT ĐẢN KHÔNG THỂ NÀO QUÊN!
*****************************
Bộ ba tranh: Giác Ngộ-Truyền Dạy-Niết Bàn   -  Acrylic trên bố

    Mình vẽ tranh suốt mấy năm để sống ở Kathmandu-Nepal, từ cuối 2006 cho đến giữa năm 2010 (từ giữa 2010 đến nay bận làm nhiều việc khác nên không vẽ thêm được bức nào).
    Hai năm đầu, chủ đề và style thì lung tung, vì toàn vẽ theo đơn đặt hàng của các Gallery bán tranh ở các trung tâm du lịch như Thamel, Swayambhu, Bodhanath, Bhaktapur. Sống ở xứ lạ quê người, tứ cố vô thân phải bươn chải hết mức có thể, và phải nhẫn nhịn hết mức có thể. Có khi chỉ đủ 20 rupee (1/4 $=5000VNĐ) để đi 1 cuốc xe bus từ Swayambhu (nơi mình mướn một tầng nhà làm phòng vẽ đồng thời ăn ngủ ở đó luôn) đến Bhakatpur cách xa hơn 20km. Mang một mớ hơn chục tranh đi chào từng gallery mà bị chê ỏng chê eo, ép giá; cuối cùng thuyết phục được một anh chàng mới mở gallery mua hết cả mớ tranh mà chỉ tạm ứng có 50$ còn lại trả sau 01 tháng. Hic hic...
  Thị trường tranh ở Nepal hiện tại coi như con số không mặc dù Nepal không hiếm họa sĩ và có cả họa sĩ lớn từng sang Pháp sống, làm việc và kết bạn với Picasso (sẽ viết về ông này trong một entry khác).

23 tháng 11, 2013

LÁ THƯ NEPAL 6: VẼ TRANH và DU LỊCH BỤI

 Tuần rồi hết lễ hội đến bầu cử... chạy hơi bị đuối...
 Hôm qua, nhân có người bạn hỏi về vụ vẽ tranh của mình mấy năm trước, mình lục lại được một số hình của các bức tranh vẽ khoảng 2005-2010.
  Post lên đây mời các bạn thư giãn cuối tuần....

Mơ dưới trời sao - Acrylic trên bố

20 tháng 11, 2013

LÁ THƯ NEPAL 5 : MỌI SỰ TÙY DUYÊN

 Triết lý Himalaya và Lục địa India có thuật ngữ PRATYAYA, Việt hóa là DUYÊN.
Thầy Hoàn Phú chỉ dạy mình đúng có một câu "Mọi sự tùy duyên!"
  Đôi khi bươn chải trong dòng đời đầy sóng dữ mình quên bẵng đi lời dạy vàng ngọc của Thầy....

    Tháng 11 này công việc yêu cầu mình phải có mặt ở Bangladesh. Từ đầu tháng 10 mình đã lo xa đi xin visa Bangladesh. Đây không phải lần đầu mình xin visa này và vào ra Bangladesh cũng ba bốn lần rồi. Thế nhưng lần này lãnh sự Bangladesh từ chối cấp visa mà không đưa ra bất kỳ lý do gì, mặc kệ mình chứng minh bằng hợp đồng với Bangladesh, bằng LC, bằng hotel booking, bằng vé máy bay... Xin chuyển qua tourist visa cũng không. Không là không. (lúc này mình càng phục em Cheap, sao mà em í xin visa dễ thế nhỉ? ha ha). Đành phải hủy vé, hủy đặt phòng... phí mất 300$. Nhưng quan trọng hơn là công việc bên ấy không biết phải làm sao.

17 tháng 11, 2013

LỄ HỘI GANESH JATRA Ở CHABAHIL-KATHMANDU


GANESH JATRA 2013


  Đây có thể là lễ hội xưa nhất của Kathmandu còn tồn tại cho đến ngày nay (khoảng hơn 2200 năm).
Ganesh Jatra kéo dài bốn ngày bắt đầu từ tối hôm nay. Là lễ hội của cộng đồng dân bản địa Newar khu vực Chabahil. Đây là thủ đô xưa nhất của người bản địa Thung Lũng Kathmandu, tên là Deopatan  (Deo: thần thánh; Patan: thành phố- Deopatan: Thành phố thần thánh, một cách xưng tụng thủ đô thời cổ đại).
 Người bản địa xưa hơn hết ở Kathmandu Valley là người Kirat (chính là một bộ tộc thuộc sắc dân Naga, xưa kia India gọi là Mleccha [Mã Lai theo cách dịch của ông Bình Nguyên Lộc). Tộc Kirat này đã từng được ghi nhận trong lịch sử India qua việc tham gia trận đại chiến Bharat nổi tiếng , sau này ghi lại thành sử thi Mahabharata. Khi Alexander tấn công India, Chandragupta Maurya (ông nội của  Asoka) được sự giúp đỡ của các đội quân thiện chiến người Kirat đã chặn đứng bước tiến qua phía Đông của vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Tây phương. Sau đó, Chandragupta thành lập nên đế chế Maurya nổi tiếng.
 Asoka, sau khi đã trở thành một Phật tử thuần thành, có làm một cuộc hành hương thăm viếng hầu khắp các thánh tích Phật giáo ở India. Sau khi thăm viếng Lumbini và dựng trụ đá ở đó, Asoka vượt qua dãi Terai đi lên tận Thung Lũng Kathmandu là thủ đô của vương quốc Kirat thời bấy giờ. Tại Kathmandu, ông xây dựng 5 bảo tháp ở nơi ngày nay là thành phố Phật giáo Patan. Ông gã con gái của mình, Công chúa trưởng Charumati cho một hoàng tử Kirat. Sau đó Asoka quay về lại India còn Charumati ở lại Thung lũng Kathmandu.