4 tháng 4, 2019

PHẬT DƯỢC SƯ (Medicine Buddha – Bhaiṣajyaguru)


https://www.facebook.com/nguyenphunepal/


TƯỢNG PHẬT DỰỢC SƯ (MEDICINE BUDDHA)
do Nghệ nhân PIPENDRA SHAKYA thực hiện
Mạ vàng 24K toàn bộ, Cao 36cm, nặng 5,66 kg


HÌNH TƯỢNG: Hình tượng thông thường chúng ta thấy là tay trái cầm nhánh thuốc, tay phải cầm bình thuốc, thân mặc cà sa, ngồi kết già trên hoa sen, có khi tay trái cầm bát thuốc, tay phải cầm viên thuốc, nhằm để hiển bày lòng từ bi trừ sạch bệnh khổ (tất cả những bệnh tật thân thể bao gồm cả tâm bệnh và nghiệp ác) cứu độ chúng sanh.
 
DANH HIỆU: DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI PHẬT
Ý NGHĨA DANH HIỆU:
-DƯỢC SƯ: thầy thuốc hoặc phương thuốc, tượng trưng cho sự trị liệu Thân Bệnh, Tâm Bệnh, Nghiệp Bệnh của chúng sanh.
-LƯU LY QUANG: Ánh sáng rực rỡ có ánh xanh lam như Ngọc Lưu Ly (Lapis Lazuli). Tượng trưng cho sự thanh tịnh của ba Nghiệp: Thân-Khẩu-Ý.
ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT DƯỢC SƯ: cứu vớt nỗi khổ, trị lành các căn bệnh và giúp cho mong cầu của chúng sanh được thành tựu đầy đủ.

22 tháng 3, 2019

VUI HỘI HOLI (1) : GIỚI THIỆU LỄ HỘI SẮC MÀU ĐÓN XUÂN ẤN ĐỘ


Ở Bắc Ấn Độ lễ hội lâu đời, phổ biến và ấn tượng nhất hàng năm chính là Holi. Lễ hội này thường được người ta gọi bằng cái tên “Lễ hội sắc màu”, năm nay bắt đầu từ ngày 20/03 kéo dài đến ngày 22/03. 



Người ta cho rằng lễ hội Holi này xuất xứ từ vùng Mathura, nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (Bang Hướng Bắc) của Ấn Độ. Đây chính là quê hương của Thần Krishna, vị thần phổ biến bậc nhất đối với thế giới Hindu Bắc Ấn. Thần Krishna được thờ phụng như là hoá thân của Thần Tối cao Vishnu và là vị thần của lòng từ và tình yêu.











Xuất xứ tên gọi của lễ hội Holi là từ truyền thuyết Thần Vishnu hiển lộ thần thông bảo vệ tín đồ của mình khỏi bị quỷ dữ làm hại và thiêu cháy nữ quỷ Holika. Còn nguồn gốc của phong tục nổi tiếng “xịt nước và bôi màu vào nhau” là từ những trò rắn mắt của chàng thanh niên Krishna khi chòng ghẹo nàng Radha, người sau này trở thành vợ của Krishna. Vốn dĩ Krishna có làn da sẫm màu nên trong lễ hội chàng đã dùng màu và nước màu tung vào người Radha để nàng có cùng “màu da” với mình. Về mặt thời tiết trong năm, ngày diễn ra lễ hội Holi chính là ngày Xuân Phân (năm nay 2019 là 20/03) đánh dấu bắt đầu mùa xuân, chấm dứt những ngày mùa Đông lạnh lẽo nơi xứ Ấn.

KRISHNA VUI HỘI HOLI CÙNG RADHA VÀ BẠN BÈ

11 tháng 10, 2018

AROUND NEPAL IN FESTIVAL 2018 - READY

Chuẩn bị


Hành trình vòng quanh Nepal có lẽ đã được chuẩn bị từ những ngày tháng đầu tiên tôi đặt chân đến Nepal năm 2005-13 năm trước. Nhớ khi mới chỉ vào Nepal hồi tháng 8 thì cuối tháng 10 năm ấy cũng vào mùa Dashain tôi đã lái mô tô làm một vòng nhỏ vùng Trung Nepal: Kathmandu-Nagarkot-Bhaktapur-Gorkha-Pokhara-Lumbini-Chitwan-Hetauda-Kirtipur-Kathmandu. Hơn chục năm trôi qua, tôi vẫn chưa có dịp hoàn thành dự định làm một vòng trọn vẹn khắp Nepal đúng nghĩa. Lần trở lại Nepal này chính là cơ hội “bây giờ hoặc không bao giờ “ để hoàn thành trọn vẹn giấc mơ Nepal của tôi.










Từ cả năm nay tôi mua dần dần các phụ kiện cần thiết ở Việt nam , những thứ mà tôi biết không thể hoặc khó khăn hay mắc mỏ ở Nepal như áo khoác giáp, đèn sương mù trợ sáng, thanh giằng gắn action camera, các loại ổ sạc dùng điện bình của xe, các phụ kiện cho các loại camera như gimbal, giá gắn… Vì thế mà ngày lên đường từ Việt nam tôi phải vác 2 vali tổng cộng đến 50kg hành lý, chưa tính 10kg hành lý xách tay.
  Tuần đầu tiên ở Kathmandu tôi mất trọn vào việc lùng tìm một con mô tô dùng cho hành trình này. Xe Honda thì giá cao,các thương hiệu khác thì không bền, hao xăng… Cuối cùng tôi chọn một chú CBZ EXTREME đã chạy 40.000km của thương hiệu Hero, là thương hiệu liên doanh với Honda trước đây ở India.


5 tháng 10, 2018

MỜI ĐÓN XEM HÀNH TRÌNH "VÒNG QUANH NEPAL MÙA FESTIVAL - 2019"


Các bạn thân mến,

Nhơn dịp Tết Nepal Dashain 2018, Phú Nepal sẽ thực hiện một hành trình bằng mô tô vòng quanh Nepal trong vòng 30 ngày từ Kathmandu đi đến miền Đông Nepal rồi theo xa lộ Đông Tây đến cực Tây Nepal.







Hành trình dự trù dài khoảng 2860 km kéo dài 30 ngày qua hầu hết các tỉnh thành, gặp hầu hết các sắc tộc Nepal.



  Hy vọng hành trình này sẽ mang đến cho những ai yêu mến Nepal một góc nhìn tương đối đầy đủ về Đất nước hình Tê Giác.
 Loạt bài này sẽ đăng đầy đủ trên Blog Giải Mã India và đăng tóm tắt trên blog này cùng với blog Phú Nepal.
 Rất mong các bạn ủng hộ!

1 tháng 9, 2018

Tiếng Hindi (1)


Hindi là ngôn ngữ trực hệ của Sanskrit và các thổ ngữ của văn minh sông Hằng (Ganges Civilization). Tại Ấn Độ, hơn 180 triệu người Ấn xem Hindi là tiếng mẹ đẻ, 300 triệu người xem Hindi là ngôn ngữ thứ hai. Ngoài Ấn Độ, tiếng Hindi được sử dụng  bởi hang chục triệu người ở Nepal, Nam phi, Mỹ, Đức, Uganda, Mauritius…



Hindi phát xuất từ nhóm thổ ngữ Apabhransa vốn bị các học giả Sanskrit cổ đại xem là “ngôn ngữ không ngữ pháp” (non-grammatical language) ở vùng dọc theo sông Hằng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13, vốn là khu vực văn minh nhất tiểu lục địa Ấn Độ. Đây có thể coi như thứ tiếng của giới bình dân , đối lập với Sanskrit, vốn được coi là ngôn ngữ của Thần Linh và chỉ giai cấp Brahmin (Bà-la-môn) được phép sử dụng.

15 tháng 8, 2018

LỄ VU LAN NGUYÊN THỦY

Nhân mùa Vu Lan xin post lại loạt bài đã đăng trên Giác ngộ vài năm trước về Lễ Vu Lan. Lý do là vì mình đọc được rất nhiều bài viết đảo điên thứ tự về lễ Vu lan, kể cả của các "học giả" . Thay vì phải lần tìm về nguồn cội của một nghi lễ có xuất xứ từ chính Đức Phật (do chính Phật Thích-ca lập nên, nghĩa là trên 2500 năm), tại địa phương của nó, các "học giả" nhà ta lại lộn đầu xuống đất, dịch ngược từ VU-LAN của tiếng Trung Quốc sang tiếng Sanskrit thành ULLAMBALA, khiên cưỡng theo cái nghĩa TỘI TREO NGƯỢC - một trong những hình phạt ở địa ngục. Đăng bài này lại để nhắc các "học giả" rằng Đạo Phật xuất xứ từ Ấn Độ, không phải Trung Quốc và dịch ngược danh từ riêng từ tiếng Trung quốc về tiếng Phạn sẽ đi sai đường. Hãy trả lại Cesar cái gì của Cesar!
_______________________________

PHN 1: KHẢO SÁT VỀ NGUỒN GỐC LỄ VU-LAN Ở KATHMANDU, NEPAL
*********
Vu Lan "Bồn"
Chúng tôi đoan chắc rằng GŪLA chính là từ nguyên của Vu-lan khi phiên âm sang tiếng Trung Quốc. Cũng như Vu-lan bồn là để chỉ cái chậu chứa năm thứ vật thực cúng dường chư Phật hoặc chư tăng, ni trong ngày Pancha Dana; nghĩa bóng là Lễ Cúng Dường mùa Vu Lan (không phải dịch ngược Vu lan từ tiếng Trung sang tiếng Phạn thành ullambala - tội treo ngược rồi áp đặt nghĩa Lễ Đảo Huyền cho Vu lan như một số "học giả" vẫn làm vào kỳ Vu lan hàng năm - NP).
Một số “bồn” dùng trong mùa Vu-lan của người Newari: GULPA, và GULU dùng đựng các vật thực cúng dường Chư Phật (bình bát bằng đồng). GULPA và GULU chính là từ nguyên của Vu-lan Bồn.





  Trong quá trình 5 năm cư trú tại Nepal, chúng tôi đã có dịp may để khảo sát những phong tục cổ truyền của dân chúng địa phương tại đây. Một trong những lễ trọng trong năm, hoặc có thể nói là quan trọng nhất, của Phật tử ở đây là Đại lễ Vu-lan. Lễ Vu-lan của Nepal có gì khác với lễ Vu-lan tại Trung Quốc và Việt Nam? Nó được thực hiện như thế nào? Nguồn gốc của lễ ấy?