Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

10 tháng 11, 2013

TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA

TẾT MITHILA-CHHATH PHẦN 1
*****************************************************
PHẦN 2: THẦN MẶT TRỜI SURYA



    Vừa rồi là một loạt các Tết của India và Mithila (một quốc gia thời cổ đại của India). Có một mối liên quan giữa Tết India-Diwali và Tết Mithila-Chhath: gia đình Thần Mặt trời Surya. Để có thể hiểu rõ thêm về lịch sử và phong tục cổ xưa của các Tết này, mời các bạn cùng lướt qua câu chuyện về gia đình Thần Mặt trời Surya.
   Surya theo Sanskrit có nghĩa là "Ánh sáng chói lọi huy hoàng", từ Surya theo văn minh India thường được xem là đồng nghĩa với mặt trời. Thần Surya là vị thần đứng đầu trong các thần liên quan đến các hành tinh. Vị thần này thường được mô tả ngự trên một cỗ xe do bảy con ngựa kéo. Bảy con ngựa này tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần.

Thần Mặt trời Surya

   Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước có mòi trở thành "ống chề"…. Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.
    Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng hi hi… Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana nhân bản vô tính ( he he… đây có lẽ là sản phẩm nhân bản vô tính đầu tiên trong lịch sử) giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng" (các bạn chú ý đến tên Chhaya nhé vì đấy chính là nguyên gốc của từ Chhath-Tết của người Mithila). Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.

  Vì là cái bóng phản chiếu ngược lại mọi thứ của Sanjana nên Chhaya có các nết tốt mà nguyên bản không có. "Cái bóng" yêu quý Surya hết mực và chăm sóc chàng thật chu đáo. Không lâu sau, Chhaya sinh hạ cho Surya một đứa con trai và họ đặt tên cho đứa nhỏ là Shani (Crimson-màu đỏ cờ).
  Ở nhà mình, Vishwakarma nghe tin "vợ" của Surya sinh con trai trong khi con gái Sanjana thì đang ở nhà mình bấy lâu. Vốn biết sự trung thực và ngay thẳng của Thần Mặt trời nên ông đoán con gái mình đã làm điều gì mờ ám. Nổi cơn thịnh nộ, ông căn vặn Sanjana về thực hư của câu chuyện. Sanja đành phải thú thực chuyện nhân bản vô tính của mình. Vishwakarma liền ra lệnh Sanjana phải lập tức quay về với Surya và thu xếp mọi chuyện sao cho êm đẹp.
   Sanjana trở về nhà Surya và trút giận lên đầu Chhaya. Nàng hủy diệt Chhaya và biến Chayya trở thành ảo ảnh dưới bóng mặt trời.
   Surya không hề biết gì về câu chuyện nhân bản, không hề biết đã từng có một "Cái Bóng" mang tên Chaya hoàn toàn trái ngược với Sanjana, nên vẫn yêu thương vợ con thắm thiết. Một thời gian sau, Sanjana sinh hạ cho Surya một đứa con trai đặt tên là Yama – nghĩa là Tự chủ và có kỷ luật và một cô con gái đặt tên là Yamuna-nghĩa là Nhanh nhẹn (các bạn có nhớ đến huyền thoại về Diwali không? Chính là cô em gái Yamuna đã làm lễ tiệc linh đình khoản đãi ông anh Yama [Thần chết] 05 ngày trong một năm khi ông này nghỉ làm việc và đến thăm cô. Xin xem lại ở đây).  
  Vì Surya không hề biết Shani là anh em cùng cha khác mẹ với Yama và Yamuna nên Sanjana lo ngại một ngày nào đó quyền lực của Surya sẽ rơi vào tay con trưởng. Bà tìm mọi cách để ly gián làm cho cha con Surya-Shani không thể sống gần nhau được.
  Đỉnh điểm của câu chuyện là buổi lễ trưởng thành của ba đứa con của Thần mặt trời Surya với sự chứng kiến của tất cả các vị thần. Bị đầu độc bởi lời lẽ của Sanjana, Surya làm ngơ không sắc phong gì cho đứa con cả Shani. Thần mặt trời phong cho Yama làm "Dharmaraj" (Dharma= số phận, vận mệnh, Raj=vua ; Dharmaraj= vua cai quản số mệnh của loài người) với nhiệm vụ là "khám phá sự thật của mỗi con người". Người ta đã hiểu nhầm Yama là Thần Chết là bởi nhiệm vụ này của ông. Thực ra, Yama xuất hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi người chỉ để thu thập Nhân Thiện và Ác của mỗi người để đảm bảo người ấy sẽ hái đúng Quả đã gieo trong kiếp này vào những kiếp sau.
   Cô con gái Yamuna được phong làm chủ quản con sông thiêng sau này mang tên cô là Yamuna (các bạn có đi India thăm Taj Mahal ở Agra thì sẽ biết đến con sông Yamuna này). Nhiệm vụ của Yamuna là tẩy sạch mọi tội lỗi cho ai đến tắm ở con sông này, tương đương như dòng sông thiêng Ganga (sông Hằng) do con gái của Thần Núi Himalya chủ quản.
  Yama và Yamuna liền lên đường nhận nhiệm vụ, còn lại Shani bị làm ngơ, bơ vơ, hổ thẹn. Không thể chuyện trò thân mật với ngay cả cha mình, không được biết đến tình mẫu tử từ thuở nằm nôi, không thể chứng tỏ khả năng của chính mình, giờ vị trí xã hội còn dưới cả em mình, Shani không kềm chế được cơn giận dữ. Chàng tung một cước vào bụng của Sanjana nhằm trút giận lên cái tử cung đã sinh ra chàng. Sanjana cũng nổi giận xung thiên liền tung ra một lời rủa khiến Shani mất biến một chân. Shani ngã lăn quay giữa quảng trường trong khi Sanjana vẫn còn chưa nguôi cơn giận. 
   Surya ngồi trên ngai chứng kiến sự bùng nổ của hai cơn giận. Nếu ông có thể hiểu được lý do của cơn giận của Shani thì ông không thể nào hiểu nổi tại sao một người mẹ lại có thể nguyền rủa con trai mình đến mất một chân. Với trí tuệ mẫn tiệp, Surya hiểu ngay có vấn đề gì không ổn ở Sanjana. Ông liền vươn mình đứng dậy và tập trung tất cả ánh sáng chói lòa của mình vào Sanjana , yêu cầu bà này nói lên sự thật. Không thể chịu đựng nổi sức nóng của mặt trời và cũng không thể che giấu gì dưới ánh sáng mặt trời, Sanjana bèn xin lỗi Surya và Shani rồi kể lại toàn bộ câu chuyện nhân bản vô tính.
  Surya hoàn toàn bất ngờ trước câu chuyện về "Cái Bóng" Chhaya. Ông tỉnh ngộ và vô cùng hối hận bấy lâu nay đã không chăm sóc đứa con của người mình yêu thực sự. Ông liền tuyên bố trước sự chứng kiến của các vị thần công nhận Shani là con trai trưởng hợp pháp của mình. Ông hóa giải lời nguyền của Sanjana (nhưng vẫn không hoàn toàn 100% vì đó là lời nguyền của Vợ Thần mặt trời nên phải có uy lực nhất định; vì thế sau này Shani bị thọt). Surya đồng thời cũng phong cho Shani chủ quản Sao Hỏa (Saturn) – vì sao chủ quản Karma-Nghiệp của loài người; và chọn ngày thứ bảy là ngày của Shani (theo lịch India).
    Surya, Shani và Sanjana sau đó tổ chức bốn ngày lễ để tưởng niệm nàng Chhaya. Và lễ đó ngày nay là lễ hội Chhath ở vùng Nam Nepal và Bắc India. Chúng ta có thể thấy Chhath diễn ra vài ngày sau lễ Diwali của anh em Yama và Yamuna là vì từ câu chuyện này.
    Mong rằng câu chuyện về nguồn gốc Tết Diwali và Tết Chhath sẽ giúp các bạn thư giãn trong ngày Chúa Nhật này.
   Hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo về Mithila!

  Phú Nepal

9 tháng 11, 2013

TẾT MITHILA-CHHATH

UPDATE: Một số hình ảnh về lễ đón mặt trời mọc trong ngày cuối cùng của Chhath ở Kathmandu:

Phó Tổng thống Nepal Parmanand Jha hành lễ đón mặt trời

"Hồ Hoàng Hậu" (Rani Pokhari) vào sáng sớm lễ Chhath

Hàng ngàn người (70% là phụ nữ) tập trung về Hồ Hoàng Hậu để hành lễ Chhath trong vòng 4 ngày vừa qua

Panorama view của Hồ Hoàng Hậu sáng cuối cùng của Chhath 2013 (hình rất rộng, các bạn bấm vào hình để xem toàn màn hình)

Chờ mặt trời lên để hành lễ

Khu hành lễ Chhath ở hồ Kamal (Kamal Pokhari)

Lễ vật đã sẵn sàng chờ đón mặt trời lên
 
Theo phong tục, hầu hết các người hành lễ là phụ nữ

 

*********************************

Lại Tết nữa.... Mong bạn không "ngấy" cái vụ Tết này ở Nepal như ngày Tết ăn quá nhiều bánh tét bánh chưng nhưn mỡ .... hi hi... Mình đã nói rồi, Nepal là nước có nhiều "Tết" nhất thế giới!
  Tết Chhath là lễ hội lớn nhất trong năm của người Mithila ở vùngTerai của Nepal.
Hành lễ Chhath ở vùng Terai

Chhath ở Bắc India


4 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL - PHẦN 4

NGÀY THỨ TƯ: GORU PUJA   và   MHAPUJA


GORU PUJA: (OXEN PUJA - NGÀY CỦA BÒ ĐỰC)






MHA PUJA: SELF-WORSHIP ( NGÀY CỦA BẢN THÂN)












TẾT NEWAR Ở KATHMANDU

CHÚC MỪNG NĂM MỚI NEWAR 1134!

Cộng đồng Newari diễu hành mừng Nepal Sambat 1134 ở Kathmandu

Cộng đồng Newari diễu hành mừng Nepal Sambat 1134 ở Patan

Mình đang theo các lễ hội để lấy tin và ảnh.
Sẽ cập nhật vào chiều nay, mời các bạn đón xem!

Ngày đầu năm 1134 của người Newari.
Kathmandu

Phú Nepal

3 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL PHẦN 3

LAKHSMI PUJA



Diwali 2013 ở Thành phố cổ Bhaktapur
Diwali 2013 ở Thành phố cổ Patan
       
Diwali 2013 ở Thành phố cổ Kathmandu

      Chạy "sô" một lượt qua hết 3 thành phố cổ Bhaktapur, Patan và Kathmandu trong vòng 6 giờ đồng hồ hơi bị đừ he he....
  Về đến nhà lại phải tranh thủ thắp đèn và làm lễ Lakhsmi Puja nữa nên chưa viết bài được. Mời các bạn quay lại xem sau vào ngày mai vậy!

   Lakhsmi Puja , Kathmandu 2013

       Phú Nepal


  













1 tháng 11, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL-PHẦN 2

LINK: ĂN TẾT INDIA-DEWALI Ở NEPAL - PHẦN 1


***********************************************************

Sáng sớm hôm nay (01/01/2013) ngày đầu tiên của Tihar-Diwali ở Nepal đã bắt đầu. Ngày này được gọi là Kag Puja, với Kag nghĩa là Quạ, dịch sang tiếng Anh là Crow Worshipping Day (tiếng Việt không có từ chính xác, chỉ tạm diễn giải gần sát nghĩa là cúng lễ-tôn vinh-thờ phượng Quạ hay đơn giản là Ngày-Của-Quạ).
   Về từ Kag-Quạ: đây là một từ rất cổ của chủng tộc Mongoloid ở Hymalaya thờ rắn thần Naga (Rồng). Họ là người Naga, tổ tiên của người hầu hết các tộc người trải dài từ Hymalayan cho đến Việt Nam; khác với người Hán, thuộc chủng Mongoloid từ sa mạc Gobi, thờ sói. Đến đây lại tiếc là không có duyên được gặp và học hỏi ông Bình Nguyên Lộc tác giả của Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Giá mà ông còn sống, được mời ông qua đây và theo ông đi nghiên cứu cái nôi của người Naga-Kirat hay Mã Lai (Mlechha) như cách gọi của ông thì hạnh phúc biết mấy.Ông là người thầy chưa bao giờ gặp mặt của tôi từ những năm 80 của thế kỷ trước và mong ước lớn nhất của tôi là có thể đi tiếp con đường mà ông đã khai phá và đặt những viên gạch đầu tiên. Chỉ riêng từ kag-quạ hoặc như trước đây mình có đề cập sar-sếu trong bài Sếu đầu đỏ, cũng đã gợi mở rất nhiều vấn đề về mối dây liên quan của người Việt và người Naga qua ngôn ngữ. Lan man thế là lạc đề rồi nhỉ he he…
   Ngày hôm trước ngày Kag Puja, các gia đình đã quét tước dọn dẹp nhà cửa, lối đi, đường đi xung quanh nhà thật sạch sẽ. Vào sáng sớm Kag Puja, các bà chủ gia đình dùng bột đất đỏ pha loãng vẽ một vòng tròn làm nền rồi rắc các cánh hoa vạn thọ lên trên tạo hình một mandala đơn giản để cúng vài món trái cây, vài loại hạt và thắp một ngọn đèn dầu bơ diyos như là sự bắt đầu của lễ hội Tihar-Diwali ở cổng ra vào hay cửa chính của ngôi nhà. Ngày này là Ngày-Của-Quạ nên nghi thức quan trọng nhất là cúng lễ quạ. Người ta sẽ đi đến các quảng trường, công viên … nơi tập trung nhiều quạ. Họ sẽ làm lễ cúng, cầu khấn các bài cúng bằng Sanskrit rồi sau đó rắc cho quạ ăn những miếng thịt tươi xắt nhỏ. Mấy năm trước ở Nepal có một anh chàng được ghi nhận vào sách kỷ lục thế giới Guiness về tài gọi chim quạ đến. Giữa công viên Ratnapark, anh chúm môi phát ra tiếng của loài quạ, vài phút trôi qua người ta thấy vài con quạ lượn vòng trong không trung rồi tản ra. Cứ tưởng tiếng gọi của anh không hiệu quả, thế rối đột ngột quạ từ bốn phương tám hướng đổ về công viên đen kịt. Hàng ngàn, hàng chục ngàn con quạ quần đảo trên không, tiếng quạ kêu rát cả tai. Người ta tha hồ mà cúng dường cho quạ trong Ngày-Của-Quạ năm ấy.

Cúng dường thức ăn cho quạ trong ngày Kag Puja

  Ngày thứ hai của Tihar là Kukur Puja, Ngày-Của-Chó. Người Newari thì gọi ngày này là Khicha Puja (khicha nghĩa là chó trong ngôn ngữ Newar). Vào ngày này thì tất cả các con chó (dĩ nhiên trừ chó hoang không có chủ) được cúng lễ, sau đó được choàng một vòng hoa vạn thọ (manla) lên cổ , ban dấu tika rồi được dâng cho một bữa ăn thịnh soạn ngon nhất trong năm. Vào ngày này, nếu bạn thấy một con chó có đeo vòng hoa quanh cổ và những dấu tika trên trán , trên thân mình thì chắc chắc đó là chó có chủ. Rất nhiều người có lòng từ tâm thì không những worship chó nhà mình mà còn worship các con chó hoang. Họ mang mâm đèn-hoa đi tìm để cúng lễ cho các con chó hoang nơi đầu đường xó chợ và tặng chúng những phần thức ăn ngon lành, tuy nhiên hiếm khi dám choàng vòng hoa manla lên cổ chó hoang vì ngại… chó cắn. Phong tục cúng dường và bố thí thức ăn cho các loại chim thú là phổ biến với người Nepal cũng như India. Nó cho thấy sự thân thiện với tự nhiên theo nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và tình yêu thực sự đối với Mẹ Thiên Nhiên.  
Cúng lễ chó trong ngày Kukur Puja


Đeo manla

Cho ăn thức ăn ngon

Chó cảnh sát trong ngày Kukur Puja


Cúng lễ cho chó hoang trong ngày Kukur Puja

   Tết Tihar của người Nepal có một huyền thoại khác hẳn với người India. Theo đó thì Yama Raja (Diêm Vương) hàng năm sẽ nghỉ làm việc trong 5 ngày và đến thăm nhà chị gái của mình. Chị của Yama Raja hân hoan tổ chức các lễ lạt linh đình suốt năm ngày để mừng đón em trai. Ngày thứ nhất là Kag-Puja để tôn vinh chim quạ-sứ giả của Diêm vương. Ngày thứ hai tôn vinh chó-kẻ canh cổng địa ngục.
   Hai ngày Kag Puja và Kukur Puja là phong tục độc đáo ở Nepal. Người ta thấy nó được thực hành rất nghiêm túc ở  Kathmandu. Ở vùng Terai, tức giáp với Bắc India thì cũng thấy thực hiện nhưng hình như chỉ làm cho có lệ.
   Ở India, người ta ăn mừng hai ngày đầu tiên của Diwali khác hẳn.
   Theo huyền thoại Khuấy Biển Sữa (xin mời xem ở đây), thì khi Amrit-Bình thuốc trường sinh nổi lên từ đáy Biển Sữa Thần y Dhanavantri của phe Thần nhanh chóng vớt được bình Amrit. Ngày ấy được gọi là ngày Dhanteras-Ngày may mắn. Đây là ngày đầu tiên của lễ hội Dewali của người India. Để mừng Ngày may mắn, người India trang hoàng cửa hàng, công sở, nhà cửa thật lộng lẫy và vẽ những dấu chân tượng trưng cho Nữ thần Lakhsmi khắp nơi trong nhà.
  Ngày thứ hai của Tết Diwali được gọi là Chhoti Diwali (Tiểu Diwali). Ngày này xem như ngày Diwali thu nhỏ , người ta cũng cúng lễ, đốt đèn và pháo nhưng với số lượng tượng trưng
  Huyền thoại về nguồn gốc của Diwali bên India ngoài chuyện trở về Ayodhya của Rama như đã nhắc đến trong phần 1 thì còn có một huyền thoại khác cũng thú vị không kém.
     Thời xa xưa ấy có một Quỷ vương tên là Narakasur sau một thời gian tu luyện đã được các chúa thần ban cho một ân huệ: "không bao giờ bị đánh bại bởi bất kỳ người đàn ông nào".Hắn nhờ vào quyền phép vô song đã đánh bại Thiên vương Indra chiếm lấy những chiếc hoa tai của Nữ thần Mẹ Aditi, đồng thời bắt nhốt hết 16.000 người con gái của hầu hết các vị thần. Nàng Satyabhama, vợ của thần Krishna, nổi trận lôi đình vì sự xúc phạm đến giới nữ của Narakasur đã yêu cầu chồng giúp mình. Krishna liền đánh xe chở vợ đến tấn công Narakasur. Trong trận chiến kinh hồn đó, để hóa giải ân huệ tối thượng mà các chúa thần ban cho quỷ vương, Krishna chuyển hết quyền phép của mình cho vợ-một người đàn bà – trong giây phút sinh tử của cuộc chiến. Và Satyabhama đã giết được con quỷ mà không người đàn ông nào có thể giết được.
 Vợ chồng Krishna đã giải thoát hết tất các cô gái bị quỷ vương bắt cóc và thu lại được đôi hoa tai của Nữ thần Mẹ. Như một cử chỉ tượng trưng, Krishna dùng máu của quỷ vương bôi lên mặt mình để đánh dấu chiến thắng trước cái Ác. Cái ngày mà vợ chồng Krishna đánh bại Quỷ vương là ngày Dhanteras, và họ trở về kinh thành vào sáng sớm ngày thứ hai. Khi đó họ được các phụ nữ tắm để tẩy uế những bùn nhơ của chiến trận và xức lên người các loại dầu thơm. Vì thế ngày thứ hai của Diwali của người India còn được gọi là Narakachaturdashi-Ngày giết chết Narakasur. Phong tục của ngày thứ hai Tết Diwali của người India là thực hiện một nghi thức tắm vào lúc mặt trời mọc chính là bắt nguồn từ huyền thoại này.
  Huyền thoại này một lần nữa lại gắn Diwali với thần Vishnu (Krishna và cả Rama đều là các hóa thân của Vishnu).

   Chúng ta có thể thấy rằng dù bắt nguồn từ văn hóa Hindu nhưng những phong tục lễ hội Hindu sau khi du nhập lên Thung Lũng Kathmandu đã biến tướng và cải hóa rất nhiều. Có nhiều lý do mà một trong những lý do là người Newar của Thung Lũng Kathmandu là người theo đạo Phật. Hy vọng chúng ta sẽ có dịp bàn về chủ đề tôn giáo của Thung Lũng Kathmandu vào một dịp lành nào đó.
  Sáng mai các bạn nhớ tặng cho các con chó ở nhà mình và láng giềng những phần thức ăn ngon nhé! Để chúng đỡ tủi với đồng loại ở India và Nepal he he. 

  Tạm biệt và mong gặp lại trong những ngày tới. Happy Tihar-Diwali
  Kag Puja, ngày đầu tiên của Tihar-Diwali 2013

  Phú Nepal

BÀI LIÊN QUAN:
ĂN TẾT INDIA-DEWALI Ở NEPAL - PHẦN 1
 

29 tháng 10, 2013

ĂN TẾT INDIA-DIWALI Ở NEPAL




Hôm nay đi một vòng khu chợ cổ của Kathmandu: Ason-Mahaboudha-New Road-Indra Chowk đã thấy các Kathmanduist rộn ràng chen vai thích cánh đi mua sắm. Hàng loạt các gian hàng bày bán đủ loại hoa trang trí và đèn "chớp tắt" ở mọi nơi. Các cửa hiệu thì trang hoàng đèn hoa rực rỡ. Các tiệm bánh kẹo thì tràn ngập bánh mứt. Vài ngày nữa là Diwali- Tết India đến rồi (03/11/2013).
   

   Sống ở Kathmandu vui nhưng mệt vậy đó. Mới ăn Tết Nepal (Dashain) xong chưa được mấy ngày là lại đón Tết India. Rồi mỗi tộc người Tamang, Gurung, Sherpa, Rai, Limbu, Tharu… có Tết vào các tháng khác nhau. Rồi còn các lễ hội của dân Newari bản địa hầu như tháng nào cũng có. Kể sơ sơ theo Dương lịch nha (tương đối thôi vì Âm lịch India-Nepal chênh với DL):
  • Tháng 1: Sonam Lhosar: Tết Tamang.
  • Tháng 2: Mahashivaratri: Lễ hội Thần Shiva.
  • Tháng 3: Holi:Lễ hội sắc màu. Ghodejatra : lễ hội cưỡi ngựa của Kathmandu. Ramnawami: sinh nhật Rama. Tết Lhosar của người Sherpa.
  • Tháng 4: Nepali New Year (chính thức là bắt đầu năm mới của lịch Nepal, nhưng mang tính hình thức và chỉ có 1 ngày, thua xa lễ hội Dashain). Bisket Jatra: lễ hội kéo xe cổ đại (chariot) rước Bhairav-Kumari-Ganesh (hóa thân của Shiva, Durga và Ganesh) vòng quanh thành phố cổ Bhaktapur [lễ hội Hindu].
  • Tháng 5: Buddha Jayanti-Phật Đản. Tết Lhosar của tộc người Rai-Limbu.
  • Tháng 6: Rato Machhindranath Bhota Jatra: Lễ hội kéo xe cổ đại rước tượng Machhindranath màu đỏ (hóa thân của Lokeshwar-Quán Thế Âm Bồ Tát) vòng quanh thành phố cổ Patan [lễ hội Phật giáo + Hindu].
  • Tháng 7: Indra Jatra: Lễ hội kéo xe cổ đại rước Nữ Thánh Sống Kumari (Living Goddess) vòng quanh thành phố cổ Kathmandu (Thành phố cổ Kathmandu là khu vực phố cổ xung quanh Hoàng cung Basantapur, trong khi Kathmandu hay Thung lũng Kathmandu bao gồm ba lãnh địa cổ Patan-Kathmandu-Bhaktapur là để chỉ Thủ đô của nước Nepal) [lễ hội Hindu+Phật giáo].
  • Tháng 8: Janai Purnima: lễ cột chỉ thiêng của người Hindu.
  • Tháng 9: Teej: lễ hội dành cho phụ nữ.
  • Tháng 10: Tết Dashain. Tết Eid-al- Adha của Hồi giáo.
  • Tháng 11: Tết Tihar –Diwali
  • Tháng 12: Tết Gurung: Lhosar. Noel-Giáng sinh của Thiên chúa giáo và Năm mới Dương lịch.
    Ngoài ra, các lễ hội của các cộng đồng, làng, thị trấn thì không kể xiết. Thôi thì quay lại chủ đề chính của bài này kẻo lạc đề: Tihar-Diwali.

    Thực sự Diwali (hay Dipawali) là Tết của người India, với người Nepal lễ hội này chỉ đứng hàng thứ nhì sau Dashain, tuy thế cũng nghỉ chính thức 3 ngày (03-05/11/2013) còn các gia đình thì "ăn Tết" này ít nhất là năm ngày kéo dài đến 10 ngày.
    Về tên gọi của lễ này thì người Nepal gọi là Tihar (mình chưa tìm ra từ nguyên của từ này). Tên phổ biến hơn là của người India: Diwali (Dipawali) xuất xứ từ : Diya hay Dyos là một cái đèn bằng đất nung kích cỡ bằng cái chung trà thắp sáng bằng dầu bơ (ghee) với tim (bấc) bằng bông se lại. Nghĩa của Dipawali là Lễ Hội Ánh Sáng xuất phát từ hình ảnh đèn được thắp sáng khắp nơi vào đêm lễ bái Nữ thần Thịnh Vượng Lakhsmi.
DIYA-ĐÈN DẦU BƠ-NGUYÊN GỐC CỦA DIWALI

  Ăn Tết Diwali thì phải đến một trong hai nơi là Janakpur của Nepal và Ayodhya của India thì mới là sành điệu.
Janakpur là quê hương của nàng Sita (hóa thân của Nữ thần Lakhsmi) còn Ayodhya là quê của chàng Ram (Rama- hóa thân của Thần Vishnu). Năm ngoái mình đã thực hiện được chuyến đi về Janakpur vào ngay dịp Tihar-Diwali (sẽ có một entry về chuyến đi ấy). Năm nay lên kế hoạch để ăn Tết India-Diwali ở Ayodhya nhưng bị bể ha ha ("thân bất do kỷ" he he… mình còn phải làm việc để kiếm sống và dành dụm cho các chuyến đi, chứ không may mắn đi với cái túi rỗng tới đâu cũng có người giúp, tình cờ đến các địa phương vào những vào dịp lễ hội trong mơ… như em Xách Bao và Chém Gió… ha ha). Về độ quan trọng trong lễ Diwali thì Ayodhya là số một vì đó là quê của Rama và đó cũng là nơi xuất phát của Lễ hội Ánh Sáng Diwali (truyền thuyết đáng tin cậy nhất trong các truyền thuyết về xuất xứ của Diwali).
  Số là theo truyền thuyết, trong khi hai vợ chồng đang đi lưu đày ở nơi rừng rú, nàng Sita bị Quỷ vương  Ravana bắt cóc về tận Lanka (Sri Lanka ngày nay). Ram dẫn đại đội hùng binh vượt biển giết được Ravana và cứu Sita. Sau đó họ ca khúc khải hoàn và trở về kinh đô Ayodhya để Ram tiếp nhận cương vị Quốc vương sau khi thời hạn lưu đày kết thúc (các bạn xem lại Sử thi Ramayana nha). Cái đêm Ramvà Sita đi vào kinh thành Ayodhya chính là đêm Lakhsmi Puja. Dân chúng thắp đèn kết hoa khắp mọi nơi  để đón mừng Ram và Sita hai nhân vật yêu quý của họ, cũng là đón mừng hóa thân của Vishnu và Lakhsmi đến ban phước lành cho họ. Trùng hợp? Không ai có thể giải thích, nhưng kể từ ấy, đêm Lakhsmi Puja được dân chúng Ayodhya hân hoan lặp lại mỗi năm và gọi là Lễ hội ánh sáng Diwali. Vào thời ấy, Ayodhya là vương quốc lớn nhất và hùng mạnh nhất trên khắp India, cho nên phong tục này lan truyền khắp thế giới Hindu và truyền cho đến ngày nay.
Ram và Sita trở về kinh thành Ayodhya vào hoàng hôn ngày Lakhsmi Puja

   Không ăn Tết Diwali năm nay ở Ayodhya thật là tiếc. Nhưng nếu đi thì sẽ không có các bài viết về Tết India-Diwali. He he… Thôi hẹn năm sau nữa vậy (mình đã hẹn lần hẹn lữa vụ này 5-6 năm nay rồi, năm thì hoãn vì Hindu và Hồi giáo tranh giành ngôi đền Ram ở Ayodhya oánh nhau, bắn nhau, nổ bom chết hàng trăm mạng, năm thì hổng có… tiền và có khi thì vì công việc làm ăn bận rộn không đi được… Thôi thì mọi sự tùy duyên!)       

   Mình được biết đến Tết India-Diwali lần đầu vào năm 2005, lúc mới chân ướt chân ráo tới Lumbini-Nepal. Đêm Lakhsmi Puja ấy một anh chàng người địa phương dắt mình đi xe bus ngược từ Lumbini đi về phía Bhairahawa để xem lễ đèn. Ngày đó con đường về Lumbini tệ kinh khủng, toàn ổ voi. Đã vậy lại còn các Check-point khắp các giao lộ (Lumbini Zone là vùng du kích của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Maoist-Nepal hoạt động vô cùng mạnh mẽ, đêm nào cũng nghe thấy tiếng mìn nổ ì ầm vọng về). Cuối cùng, chỉ đi được có 15km đành phải quay lại trên chuyến xe bus cuối cùng chật như nêm (khi trời tối khoảng 6 giờ hơn thì không có chiếc xe nào dám chạy vì sợ du kích Maoist tấn công). Quẩn quanh ở cổng chào Lumbini mình được xem nghi thức đón tiếp Nữ thần Lakhsmi của dân làng Buddha Nagar (làng Đức Phật) lần đầu tiên (lúc đó mình chưa biết gì về Hindu cả he he…) xem các phụ nữ vẽ Rangoli , thắp đèn, cúng… rồi gặp những nhóm trẻ em đi từng nhà hát hò nhảy múa để… xin lì xì…  Ấn tượng về đêm Diwali ấy dù đơn sơ nhưng đã khắc sâu vào tâm trí mình những ấn tượng sâu sắc về một nền văn hóa thâm hậu. Đến ngày lễ Bhai-Tika mình lại được một anh chàng địa phương khác đưa về nhà xem lễ ban phúc Tika và cũng được nhận Tika lần đầu tiên.
Pháo India các loại... Wow...
India cho bán pháo tự do vào dịp Diwali


Pháo bông và rocket thì mình đốt dịp Diwali còn pháo tiểu và pháo chuột thì để dành cho Tết Nguyên đán He he
  Trò vui nhất của Diwali hàng năm là PHÁO. Lúc mình đến Nepal thì cuộc nội chiến đã kéo dài 7-8 năm, vì thế việc đốt pháo bị nghiêm cấm triệt để. Tuy thế, cái đêm Diwali ở Lumbini mình lại được xem pháo và được tặng mấy viên pháo tiểu để đốt. Ôi, cũng lâu lắm rồi hình như  hơn chục năm kể từ khi Thủ tướng Kiệt nhà mình cấm đốt pháo, mình mới lại được ngửi thấy mùi thuốc pháo nồng nàn, tiếng lốp bốp vui tai của pháo trong cái ngày Tết-Ngoại-Quốc ở nơi xứ lạ quê người. Nhớ nhà đến cồn cào gan ruột… Sau này, định cư ở Kathmandu, cứ vào dịp Diwali là mình lại mua vài phong pháo … để dành hi hi… chờ đến đêm Giao thừa Tết Nguyên đán lại mang ra đốt … lén bên ngoài hàng rào nhà mình … Bao giờ mới lại có một cái Tết đúng nghĩa ở quê nhà?   
  Kathmandu, mùa Tihar Dewali 2013

  Phú Nepal

Xin mời đón xem bài về Janakpur-Quê hương của nàng Sita và các bài về Diwali còn ém lại để câu khách...  hi hi trong những ngày tới....

18 tháng 10, 2013

DASHAIN-TẾT NEPAL: THẦN CHÚ CỦA NỮ THẦN LAKHSMI DÀNH CHO ĐÊM KOJAGRAT PURNIMA

Đêm nay (18/10/2013) lễ cầu nguyện Nữ thần Tài lộc-Thịnh vượng-Sắc đẹp Lakhsmi của đạo Hindu sẽ bắt đầu từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng ngày mai (19/10/2013).
Chi tiết về lễ này xin mời đọc lại entry sau: http://nguyenphunepal.blogspot.com/2012/10/dashain-tet-nepal-em-kojagrat-purnima.html
********************
  Năm nay, mình xin chia sẻ các mantra (chú cầu tài lộc-thịnh vượng) của đạo Hindu. Entry này không nhằm tuyên truyền cho mê tín dị đoan, mong muốn của mình là góp phần tìm hiểu đạo Hindu-một tôn giáo có ảnh hưởng rất sâu đậm đối với người Việt.

Om mahalakshmeya namaha

*Theo truyền thống Hindu, đầu tiên người ta tụng chú Ganesh (thần đầu voi) [lý do sẽ nói trong bài về thần Ganesh], chú này có tác dụng xóa tan mọi trở ngại:

Om Namo Siddhivinayakaya Sarvakaryani

Sarvavidhnaprashamanaaya

Sarvarajyavashikaranaya Shri Om Swaha
                             (Ít nhất 8 lần, đầy đủ thì 108 lần)

* Các chú sau đều là mantra của Nữ thần Lakhsmi tùy theo mục đích và mong ước mà tụng niệm, con số đẹp vẫn là 108 lần.

                                 MAHALAKHSMI MANTRAS



Đây là những thần chú Ấn Độ giáo mạnh mẽ cho sự thịnh vượng và giàu có. Những thần chú khi được tụng lên sẽ phát ra một tần số duy nhất và thu hút các tần số mang theo các phước lành của Mahalakhsmi.

1/ Đây là câu chú tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp, có tính cách phổ thông:

Om Shrim Mahalakshmiyei Swaha

Om mahalakshmeya namaha

Đây là thần chúđọc để giành thắng lợi của Mahalakhsmi, sống một cuộc sống hòa bình, thịnh vượng và giàu có.

ऐं महालक्ष्म्यैनम:ll

Om aim mahalaxmyee nam: ll

2/ Đây là thần chú ashtakshari của Mahalakhsmi. Ashtakshari có nghĩa là bao gồm 8chữ cái. Mantra này được đọc 108 lần mỗi ngày. Việc làm này mang lại sự an tâm, loại bỏ tất cả những trở ngại và nỗi buồntrên đường đời của bạn. Đây là một thần chú để thực hiệnnhững mong muốn, có thể đọc thuộc lòng các thần chú nhiều lần nhưmột lời chúc.


श्रीं ह्रींश्रीं कमले कमलालयैमह्यम् प्रसीद प्रसीदस्वाहा ll

Om shreem hreem shreem kamle  kamlalayee maham prasid prasid swaha ll

श्रीं नम:ll
Om shreem nam:ll


श्री लक्ष्मि देव्यै नम:ll
Om shri laxmidevyee nam:ll


3/ Chú này mang lại lợi ích phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần:

Om Shreem Kleum Om Dhanad Dhan Dehimaam l
Om Dhandaya Namastubhyam Nidhipadmadhipayach l
Bhavantu Tvatprasadanme Dhandhanyadi Sampad:ll



श्रीं क्लूं धनदधनं देहिमाम l
धनदाय नमस्तुभ्यं निधिपद्माधिपायच
:
भवन्तु त्वत्प्रसादान्मे धनधान्यादि संपद:ll

4/
Đây là một câu thần chú mạnh mẽ mà nếu đọc108 lần được cho là thực hiện tất cả những ham muốn sâu thẳm nhất của bạn.


Om  Dhim , Shreem , Hreem , Kleem ll


धी,श्रीं,ह्रीं,क्लींll


5/Đây là một lời khấn đến nữ thần Lakhsmi để đạt được sự giàu có và thịnh vượng và hoàn thành tất cả các nhu cầu vật chất trong cuộc sống.

Ya Sa Padmasanastha vipula kateethatee padma pathrayathakshi l
Gambheeraavarthanabhi sthanbharanamitha shubra vasthrothareeya ll
Lakshmeer divyair gajendarair mani gana khachithaisnapitha hemakumbhair l
Nithyam saa padmahastha mama vasathu gruhe sarva mangalya yuktha ll


Nghĩa: tạm dịch-NP.

Hãy luôn luôn ngự trong nhà tôi hỡi Lakhsmi
Người tất cả mọi thứ tốt đẹp
Người ngồi trên tòa sen, người có
cái hông rất rộng, [biểu tượng cho sự thịnh vượng-NP]
Người có đôi mắt giống với lá sen,
Người có một cái rốn tương tự như xoáy sâu,
Người có khuôn ngực phì nhiêu
Người mặc
trang phục sạch đẹp, người đang được xức dầu
Bởi voi thánh đeo trang sức nạm đầy châu báu
là người dng những chậu đầy ắp vàng và rải chúng khắp nơi như những cánh hoa



लक्ष्मी वंदना
या सा पद्मासनास्थाविपुलकटितटि पद्मपत्रायताक्षी।
गम्भीरावर्तनाभि स्तनभरनमिता शुभ्रवस्त्रोत्तरीया॥
या लक्ष्मी दिव्यरुपै: मणिगणखचितै: स्नापिता हेम कुम्भै:
सा नित्यं पद्महस्तामम वसतु गृहेसर्वमांगल्ययुक्ता॥


6/Thần chú Lakhsmi của Mật tông Hindu

Đây là một bí pháp của Mật tông Hindu được coi là mạnh mẽ nhấttrong việc tạo ra sự giàu có và các lợi ích vật chất trongcuộc sống. Bí pháp này được thực hành vào đêm Diwali (lễ Đèn-tết India).
Vào
nửa đêm Diwali người cầu nguyện ngồi lên một Kambli đen (chăn/thảm đen dùng cho cầu nguyện ở India).
Giữ một tượng haymột bức ảnh của Laxmi trên tấm chăn đen.
Thắp sáng 10 Diyas [đèn bằng đất nung dùng Ghee - hoặc dầu ăn, bấc bằng bông]xung quanh. Trì tụng thần chú này liên tục càng nhiều càng tốt. Sau đó tụng liên tục trong 10 ngày kế tiếp.
Thần chú này cực kỳ hiệu quả cho tất cả mọi người, nhất là các doanh nhân vì nó ảnh hưởng đến sự rung động các tần số tích cực, hữu ích trong việc tạo ra sự giàu có.

Om namo bhagwati padma padmaavati
Om hreem shreem aim purvaya dakshinaya
Paschimaya uttaraya aaj purav
Sarvajan swayam kuru kuru swaha ll



 
नमो भगवतीपद्म पद्मावती
  
ह्रीं श्रींऐं पूर्वाय दक्षिणाय
पश्चिमाय उत्तराय आजपूरव
सर्वजन स्वयं कुरुकुरु स्वाहा ll

7/Thần chú cho các vấn đề về tài chính:

Đây là một câu thần chú
để đạt được các tiến bộ vòng trong mọi lĩnh vực, nó loại bỏ những trở ngạibạn đang phải đối mặt làm trơn nhẵn con đường phía trước, thần chú nàyphải được đọc 108 lần bất cứ khi nào bạn đangphải đối mặt với khó khăn.


Om hreem shreem shreem shreem shreem shreem shreem shreem Laxmi man gruhe dhan pure chinta dure dure swaha ll


ह्रीं श्रीं श्रीं श्रींश्रीं श्रीं श्रींश्रीं लक्ष्मी ममगृहे धन पुरेचिंता दूरे दूरेस्वाहा ll


8/Thần chú chiêu tập tiền về:

Đây là một câu thần chú mạnh mẽ để có được rất nhiều tiền. Trước tiên bạn nhón một nhúm bụi trên đường. Giữ nhúm bụi trong tay của bạn trì tụng thần chú này. Sau đó, bạn ném nhúm này bụi trên một con số ghi chú tiền tệ hoặc một đống tiền xu. Người ta nói rằng việc này sẽ làm cho rất nhiều tiền đến với bạn.


Om namo Hanmant kir hua hulasa chalre paisa rukha birkha tera bas sabki drushti baandhi de mohi mera mukh jove sabko yavad karta vaadi rovaibhari sabha me mohimbi govai ll

पैसे मिलने कामंत्र

नमो हनमंत किर हुवाहुलासा चलरे पैसारुखा बिरखा तेराबास सबकी दृष्टीबांधी दे मोही मेरा  मुख जोवैसबको  यवाद करंतावादी रौवैभरी सभामेमोहिंबी गोवै ll



9/Thần chú cho kinh doanh:

Đây là câu thần chú mạnh mẽ cho sự thành công trong bất kỳ loại hình kinh doanh. Thần chú này phải được đọc chỉ một lần sau khi bạn mở cánh cửa của văn phòng hoặc cửa hàng của bạn vào buổi sáng, trước khi cho bất kỳ khách hàng nào bước vào. Điều nàysẽ làm tăng trưởng doanh nghiệp của bạn.


Shri shukle mahashukle kamal dal Mahalaxmyae namo nam laxmibai satya ki savai avo mai karo bhalai na karo to saat samudra ki duhai kruddhi siddhi khavogi to naunath chowraci ki duhai ll

व्यापार के लिएमंत्र

श्री शुक्ले महाशुक्ले कमल दलमहालक्ष्म्यै नमो नम: लक्ष्मीबाई सत्य कीसवाई आवो माईकरो भलाई नाकरो तो  सात समुद्र की दुहाईऋद्धी सिद्धि खावोगीतो नौनाथ चौरासीकी दुहाई ll



10/Thần chú cho sức khỏe và kiến thức:

Với người India, sự giàu có bao gồm cả sức khỏe và kiến thức. Nếu không có sức khỏe không ai có thể tận hưởng sự giàu có và không có kiến ​​thức người ta không thểbiết làm thế nào để sử dụng sự giàu có.
Thần chú này phải được đọc vài lần một ngày. Số lần trì tụng không quan trọng, nhưng phải trì tụng thần chú này với đức tin và lòng sùng kính.


Ayudehi dhan dehi vidhya dehi Maheshwari l
Samastmakhila dehi may  Parmeshwari ll


मंत्र
आयुदेंहि धन देहिविद्यां देहि महेश्वरिll
समस्तमखिलां देहि देहिमे परमेश्वरि ll
*****************

Cùng chủ đề Tết Nepal: 
DASHAIN -TẾT NEPAL: NGÀY 1 – BẮT ĐẦU
DASHAIN-TẾT NEPAL: KOJAGRAT PURNIMA ĐÊM THỨC TRẮNG ĐÓN NỮ THẦN THỊNH VƯỢNG MAHALAXMI
NHẬN BAN PHÚC "TIKA" TỪ TỔNG THỐNG NEPAL
DASHAIN- TẾT NEPAL: NGÀY THỨ 7 PHULPATI
DASHAIN- TẾT NEPAL: NGÀY THỨ 8 DURGA ASHTAMI
DASHAIN- TẾT NEPAL: NGÀY THỨ 9 MAHA NAVAMI - DIỆN KIẾN LIVING GODDESS KUMARI
DASHAIN- TẾT NEPAL: NGÀY THỨ 10 VIJAYA DASHAMI