Hôm nay, 13/05/2013, theo lịch Ấn/Nepal là ngày tốt lành nhất trong cả năm. Mình đến thành phố cổ Phật giáo Patan để xem Lễ hội Macchindranath Rato- Lễ hội Phật giáo lớn nhất, cổ xưa nhất cả Kathmandu và Nepal.
Mãi đến 4 giờ lễ hội mới bắt đầu nên mình tranh thủ ghé thăm mấy người bạn họ Sakya (Thích-ca). Tán gẫu với anh bạn Asoka Shakya mới hay nhân ngày tốt này, cộng đồng Shakya có làm lễ Chuda Karma cho các bé trai trong họ tại Golden Temple. Đây là một phong tục có từ thời Đức Phật Sakya, bắt nguồn từ sự kiện Ngài làm lễ xuất gia cho 500 vương tử Sakya ở thành Kapilavastu.
Mình tranh thủ chụp một số ảnh các bé trai Sakya như là bonus cho ngày Akshaya Trithiya (đúng là may mắn nhân lên gấp bội hi hi).
Mời các bạn xem qua hình ảnh các bé trai Sakya trong lễ Chuda Karma. Dễ thương quá phải không?
Phía dưới là bài về lễ này đã đăng trên nguyệt san Giác Ngộ năm 2006.
*************
Mãi đến 4 giờ lễ hội mới bắt đầu nên mình tranh thủ ghé thăm mấy người bạn họ Sakya (Thích-ca). Tán gẫu với anh bạn Asoka Shakya mới hay nhân ngày tốt này, cộng đồng Shakya có làm lễ Chuda Karma cho các bé trai trong họ tại Golden Temple. Đây là một phong tục có từ thời Đức Phật Sakya, bắt nguồn từ sự kiện Ngài làm lễ xuất gia cho 500 vương tử Sakya ở thành Kapilavastu.
Mình tranh thủ chụp một số ảnh các bé trai Sakya như là bonus cho ngày Akshaya Trithiya (đúng là may mắn nhân lên gấp bội hi hi).
Mời các bạn xem qua hình ảnh các bé trai Sakya trong lễ Chuda Karma. Dễ thương quá phải không?
Phía dưới là bài về lễ này đã đăng trên nguyệt san Giác Ngộ năm 2006.
*************
***************
CHUDA KARMA Lễ xả nghiệp-xuất gia, một tục lệ cổ xưa của họ Thích ca
Sau
khi vua Vidudabha tiêu diệt dòng họ Thích Ca (Sakya), một phần những
người sống sót của dòng họ Sakya đã di cư tới Nepal Mandala (Thung Lũng
Kathmandu ngày nay). Trong thời gian cư trú tại Kathmandu, Nepal, tác
giả Nguyễn Phú (pháp danh Phước Quý) đã kết thân với nhiều người trong
dòng tộc Thích Ca và được dự khán lễ xuất gia, một phong tục cổ truyền
của dòng họ Sakya. Xin giới thiệu về lễ Chuda Karma của hậu duệ dòng họ
Thích Ca. (Lời giới thiệu của ấn bản Nguyệt San Giác Ngộ -2006)
Tác giả và hai cậu bé Sakya
Vốn biết tôi đang quan tâm tìm hiểu phong tục và đời sống văn hóa Nepal
nên trước đây một tháng, gia đình ông Sarad Kumar Shakya đã mời tôi dự
một ngày lễ theo tục lệ cổ truyền của gia tộc. Tôi không ngờ mình có may
mắn được dự khán một tục lệ của một dòng họ cổ xưa và nổi tiếng nhất
thế giới. Cổ xưa vì họ Shakya chỉ tính từ Đức Phật Thích Ca cũng đã được
trên hai mươi lăm thế kỷ. Còn nổi tiếng thì hầu như thế giới đều biết
đến dòng họ này qua một nhân vật lịch sử vĩ đại: ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU
NI.
Patan
là thành phố cổ nhất của Kathmandu Valley, cũng là thành phố có nhiều
người họ Sakya sinh sống. Nơi đây cũng là thành phố có nhiều gia đình
theo Phật giáo nhất trong Vương quốc Hindu giáo Nepal, nên được mệnh
danh là Thành Phố Phật Giáo (gọi là “thành phố” (city) nhưng thực ra
diện tích của Patan chỉ xấp xỉ một phường lớn ờ Saigon ). Tương truyền,
vào thời cổ đại, thành phố này được quy hoạch theo hình Bánh Xe Pháp –
Dharma Chakra. Khi đi vòng quanh Patan, ta có thể thấy cờ Phật giáo dày
đặc trên các nóc nhà, trong các lễ hội của Patan. Tại đây còn có bốn
ngôi tháp (stupa) ở bốn góc của thành phố tương truyền được dựng lên bởi
Đại đế Phật tử Ashoka (A Dục vương) khi ngài hành hương đến đây.
Patan-Thành Phố Phật giáo
Ngày lễ này được gọi là “Chuda Karma Puja” - tạm dịch là ngày lễ Xả
nghiệp, xả bỏ nghiệp báo trong quá khứ hoặc đơn giản hơn là lễ Xuất gia.
Tục lệ này không hẳn là tục lệ Phật giáo, các tín đồ Hindu cũng có lễ
Chuda Karma; nhưng riêngvới họ Sakya thì có những nghi thức riêng biệt.
Với cả hai tôn giáo, Lễ này là lần cạo tóc đầu tiên dành cho tất cả các
bé trai từ bốn tuổi trở lên. Với Hindu, thường thì buổi lễ mang tính gia
đình: một vị Brahmin được mời đến nhà đễ làm lễ cho cậu con trai của
gia đình; có khi hai ba gia đình làm lễ cùng nhau. Với họ Sakya, họ sống
theo từng “bahal” (một cộng đồng vài mươi gia đình Sakya sống quay quần
quanh một ngôi chùa riêng trong một khuôn viên khép kín, tất cả các
ngôi nhà đều xoay mặt ra một cái sân chung rộng lớn). Tính “cộng hòa” ,
“tập thể” là một đặc tính của họ Sakya từ thời cổ đại, mọi việc lớn nhỏ
đều được mang ra bàn bạc giữa cộng đồng. Chính vì thế các lễ nghi của họ
cũng thường là tập thể.
Một Bahal
Lễ Chuda Karma mà tôi dự khán được các tu sĩ chọn nhằm vào ngày tốt
nhất trong tháng sinh của Đức Phật năm nay ( 2550- Phật lịch /
2063-Nepal / 2006-dương lịch), ngày được chọn nhằm ngày 30-4 dương lịch.
Trong lễ Chuda Karma này có tất cả hai mươi hai bé trai được xuất gia.
Trước
đó một tháng, các gia đình phải đăng ký danh sách, sắm sửa lễ vật,
trang phục cho các chú bé. Nghi lễ được diễn ra ở ngôi đền danh tiếng
Golden Temple của thành phố cổ Patan (tên chính thức của ngôi đền là
Hiranya Varna Mahavihar). Ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XII bởi
Quốc vương Bhaskar Varma (thời kỳ Phật giáo hưng thịnh ở Kathmandu
Valley). Golden Temple là một kiệt tác về kiến trúc và nghệ thuật gò đúc
kim loại của Nepal. Toàn mặt vách chính (10 x 5m), ngôi đền Quan Âm và
tất cả các mái cũng như tượng, phù điêu đều làm bằng đồng thau mạ vàng
thật tinh xảo. Riêng khung cửa chính của gian thờ tượng Phật Thích Ca
Vàng (Golden Sakya Muni) được đúc bằng bạc ròng (những khung cửa bằng
bạc chỉ dành cho những nơi cúng tế của các vị vua Nepal - Pashupatinath
ngôi đền thiêng liêng nhất của Hindu giáo Nepal mà Nhà vua Nepal hay
cúng tế hiện nay cũng có những khung cửa bằng bạc).
Golden Temple
Tôi đến Golden Temple lúc 9 giờ sáng, ở lối vào một vị trong Ban tổ
chức trân trọng buộc vào cổ cha mẹ của các chú bé những dây lụa - cha:
màu xanh, mẹ: màu vàng. Trong khuôn viên không lớn lắm của ngôi đền,
thân nhân của các chú bé đứng ở khắp các hành lang trò chuyện vui vẻ.
Tôi tìm gia đình ông Sarad và được dẫn lên lầu. Nơi đó trong một gian
phòng kín, lần lượt từng chú bé được các tu sĩ thực hiện các bí tích đầu
tiên. Chừng một tiếng đồng hồ sau, chú bé cuối cùng được đưa xuống sân
đền.
Gia đình Sarad Kumar Shakya
Các
chú bé được sắp ngồi thứ tự theo chiều kim đồng hồ vòng quanh sân đền.
Các bà mẹ lúc nào cũng túc trực bên con, vẻ mặt rạng rỡ, hân hoan. Sau
khi vị chủ lễ đọc kinh và làm các nghi thức, những người phụ lễ đi vòng
quanh xức dầu lên đỉnh đầu các chú bé. Kế tiếp họ bắt đầu cạo tóc của
các em. Tóc được cạo nhẵn chỉ chừa lại một lọn nhỏ chừng ngón tay út.
Phần nghi thức này là cổ tục của Hindu giáo. Sau đó các em được cởi bỏ
hết tất cả quần áo cũ trên người, xối nước cho sạch tóc vụn và choàng
một tấm khăn mới tinh lên người. Các chú được đưa trở lên gian phòng kín
để thực hiện các nghi lễ đặc biệt của họ Sakya. Tại đây chỏm tóc cuối
cùng được vị tu sĩ cắt bỏ và đeo vào đầu các em một vòng đan bằng các
dây màu xanh ở giữa trán đính ba hình bầu dục bằng bông gồm ba màu theo
ba vòng nhỏ dần vào trong: trắng-xanh-đỏ.
Các Sakya sau khi cạo tóc lần đầu
Các Sakya được ban phước
Một nhóm bốn vị trưởng lão cao niên nhất của dòng họ Sakya (từ 80 đến
trên 90 tuổi) làm tiếp nghi thức ban phước cho các em tại sân đền. Dưới
chiếc lọng ngũ sắc, bốn vị trưởng lão đầu đội bốn chiếc mũ miện của
vương tộc Sakya trang trí các họa tiết bằng bạc và đồng, đứng ở bốn
hướng Đông Tây Nam Bắc nhận các lọ nhỏ bằng đồng trong có nước và lá
thơm từ các bà mẹ. Lần lượt từng em bước vào giữa. Vị chủ lễ xướng bài
tụng ngắn. Các vị trưởng lão dùng tay phải rảy nước và cùng đặt tay lên
đỉnh đầu các em để ban phước. Vị chủ lễ dùng một chiếc vỏ ốc to, cũ kỹ,
có xoắn ngược chiều kim đồng hồ (biểu tượng vương quyền thời cổ tại Ấn
Độ) tưới nước lên đỉnh đầu các em. Có em bị dội nước lạnh đột ngột khóc
ré lên.
Một
lần nữa các chú bé lại được đưa lên gian phòng kín. Lần này các chú
được làm nghi thức quan trọng nhất của ngày lễ: nghi thức xuất gia. Nghi
thức này kéo dài chừng hơn một tiếng đồng hồ. Các bé trai Sakya sau khi
xuất gia được vẽ một Mandala màu vàng trên đầu, mặc y màu vàng và nhận
tích trượng, bình bát bằng đồng từ các tu sĩ. Các chú xúng xính trong
chiếc y vàng, choàng từ vai trái xuống một dải lụa đính hai lá cờ Phật
giáo, tay phải cầm bình bát đựng gạo, tay trái cầm tích trượng lần lượt
trở xuống sân đền.
Các Sakya sau khi xuất gia
Phải chờ đợi đến tận 3 giờ chiều, các nghi thức mới bắt đầu tiếp tục.
Theo quy định, cho đến nghi thức cuối cùng các chú không được ăn, phụ
huynh chỉ được cho các chú uống sữa hoặc nước trái cây. Chờ đợi lâu quá,
có chú ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ trông thật đáng yêu.
Vị
chủ lễ tiếp tục tiến hành cuộc lễ. Ông ngồi xếp bằng trước một bàn thờ,
đọc những bài kinh bằng tiếng Phạn và xướng những nghi thức bằng tiếng
Nepal để các phụ huynh hướng dẫn các em làm theo. Những nắm gạo, cánh
hoa, thực phẩm, nước… lần lượt được vãi tung ra sân đền. Có những chú
chim bồ câu dạn dĩ sà xuống ngay bên cạnh các chú bé nhặt những hạt gạo
trắng ngần. Sau những bài kinh dài, vị chủ lễ cùng người phụ lễ mang
những đôi guốc nhỏ bằng đồng cũ kỹ ra. Họ vẽ trên nền đá xanh của sân
đền bảy hình hoa sen, đặt vào giữa mỗi hoa sen một hạt cau tròn trĩnh
cùng với chút thực phẩm tượng trưng cho địa cầu. Lần lượt từng em sẽ
mang đôi guốc đồng ấy bước bảy bước trên những hoa sen làm vỡ vụn những
hạt cau trong khi vị chủ lễ đọc thần chú. Nghi thức này lặp lại tích Đức
Phật Thích Ca khi vừa Đản sanh đã bước đi bảy bước làm chấn động địa
cầu và thiên giới. Sau khi đi trên các hoa sen, các Sakya vừa xuất gia
được đưa vào gian thờ chính để làm lễ trước Phật Thích Ca Mâu Ni với
tích tượng và bình bát như là lễ ra mắt.
Bảy bước đi
Sau
nghi thức xuất gia, các Sakya nhỏ tuổi được đưa đi vòng quanh các con
phố của thành phố cổ sau các vị trưởng lão của họ tộc Thích Ca để trình
diện mọi người theo như phong tục. Trở lại Golden Temple, một nghi thức
nữa diễn ra trước cổng vào ngôi đền. Hương hoa, đèn, lễ vật, một Mandala
được bày trên mặt đất để vị chủ lễ cúng tụng. Sau đó các chú bé được
bước vào đền. Cuối cùng, sau một khoá lễ ngắn nữa, các em mới được thọ
thực trong bình bát theo giới luật từ thời Đức Phật.
Vòng quanh Patan
Các Sakya này sẽ ăn chay và mặc y vàng suốt ba ngày tiếp theo. Đến
chiều ngày thứ tư, phụ huynh đưa các em trở lại Golden Temple. Với một
nghi lễ trang trọng, các em được xả bỏ nghiệp báo quá khứ, thay đổi
chiếc y vàng bằng toàn bộ quần áo, giày dép, mũ nón mới.
Tục
lệ cổ xưa này với nhiều biến thể từ cổ tục Hindu của dòng tộc Sakya hầu
như ít người được biết, ngay cả các học giả Tây phương cũng ngộ nhận
đây là phong tục Hindu. Tôi đã thường cầu nguyện chư Phật hộ trì cho tâm
nguyện nghiên cứu về gia tộc Sakya, có lẽ vì thế nên có được may mắn
này chăng? Liên hệ với những chi tiết trong lịch sử, tục lệ này có lẽ
xuất phát từ sự ngưỡng mộ và tôn vinh một vĩ nhân của gia tộc Sakya: Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni và buổi lễ xuất gia tập thể của 500 vương tử Sakya
khi đức Phật về thăm quê hương Kapilavastu. Ngoài ra, có lẽ còn để trả
nghiệp trong quá khứ về việc rải thuốc độc xuống sông đưa đến hậu quả
Vidudabha (Tần Bà Lưu Ly) tàn sát dòng họ và tiêu diệt vương quốc Sakya.
Vì thế, những hậu duệ của gia tộc Sakya, sau biến cố ấy (hơn 2.400 năm
trước) không bao giờ rời xa Phật giáo - nơi họ tìm thấy an lạc trong đời
này và những đời sau.
Patan-2006
Chỉnh sửa 8/2010
Nguyễn Phú