12 tháng 11, 2012

VỀ QUÊ NÀNG SITA


Mình vác con CBZ Extreme 150cc của hãng Hero Honda (Liên doanh tại India của Honda) làm chuyến phượt...
  Theo kế hoạch phải đi qua  ngã Hetauda, nhưng mình nghe lời xúi dại của ông bạn họa sĩ Nepal đi đường tắt qua ngã Dhulikhel. Quả thật đường này rút ngắn còn có một nửa (230km so với 500km ở cung đường cũ). Nhưng mà mình muốn tắt thở luôn...
  30km đường cấp phối, có khi leo dốc hơn 40 độ, đất bị các loại xe nghiền ra thành bột mịn ngập hơn 2 tấc., bánh xe không có chỗ bám... vượt qua các ngầm nước hơn nửa bánh xe... Vừa chạy vừa tự biết rằng sẽ không đi lại con đường này cho đến khi nó hoàn tất...





CÔNG VIÊN NƯỚC ĐANG HOÀN THÀNH CÁCH KATHMANDU 20KM

DHULIKHEL, TỪ ĐÂY BĂNG QUA DÃY TERAI ĐỂ XUỐNG JANAKPUR

ĐÀO HOA Y CỰU TIẾU ĐÔNG PHONG

VIỆN TRỢ NHÂT LÀM CON ĐƯỜNG NÀY, TỐT NHƯNG HƠI HẸP, HAI XE BUS PHẢI CHẬM LẠI QUA TỪNG CHIẾC MỘT

BẤT CHỢT GẶP MỘT KHE NÚI ĐẦY CÂY ĐÀO CỔ THỤ


THU HOẠCH VỪA XONG CHÍNH LÀ LÚC VUI LỄ TIHAR


TỈNH GIẤC MƠ HOA... ĐƯỜNG CHƯA LÀM XONG...







VƯỢT KHOẢNG HƠN CHỤC CÁI NGẦM NƯỚC SÂU HƠN NỬA BÁNH XE...


MỘT LÀNG MIỀN NÚI VỚI NHÀ XÂY BẰNG...ĐẤT




MỪNG QUÁ! TRỞ LẠI CON ĐƯỜNG NHẬT ĐANG LÀM SAU KHI TRÈO NÚI ...30KM HE HE


ĐƯỜNG CUA HẰNG TRĂM CUA NHƯ THẾ NÀY ĐỂ VƯỢT QUA RẶNG TERAI

XUỐNG ĐẾN ĐỒNG BẰNG LẠI ĐỤNG "BANDHA" (TỔNG ĐÌNH CÔNG, NGHIÊM CẤM TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TIỆN XE CỘ DI CHUYỂN) MÌNH NHỜ LÁ BÙA THẺ NHÀ BÁO MÀ  VƯỢT QUA ĐƯỢC. THẬT TỘI NGHIỆP CHO MỌI NGƯỜI PHẢI RỜI XE BUS CUỐC BỘ HƠN 10KM RA KHỎI VÙNG BANDHA

SAU 9 GIỜ CHẠY KHÔNG NGHỈ, ĐẾN ĐƯỢC JANAKPUR-QUÊ HƯƠNG CỦA NÀNG SITA

"ĐÀN BÒ VÀO THÀNH PHỐ..."(TCS) HE HE CẢNH THƯỜNG XUYÊN Ở VÙNG NÀY
CHỚP HOTEL NGAY CỔNG ĐỀN JANAKI
 SAU ĐÓ TRANH THỦ RẢO MỘT VÒNG ....
JANAKI TEMPLE (ĐỀN THỜ SITA) JANAKI LÀ NICK CỦA SITA CÓ NGHĨA LÀ CÔNG CHÚA CON VUA JANAK

CHÍNH ĐIỆN

HANUMAN


BỘ TƯỢNG RAM-SITA....

BAN THỜ BẰNG BẠC NGUYÊN CHẤT



ĐẠO SĨ NÀY GIỐNG HỆT RABINDRANATH TAGOR



MÓN NGON NGỌT DÀNH CHO LỄ TIHAR

TẾT ẤN ĐỘ - TIHAR: KUKUR TIHAR NGÀY CÚNG LỄ CHÓ

 Hôm nay là ngày sung sướng nhất trong năm của loài cẩu ở Nepal. Ngày Kukur Tihar (ngày thứ hai của lễ hội Nepal) theo phong tục tất cả các con chó đều sẽ được cúng lễ , đeo một mala(tràng hoa vạn thọ) vào cổ, được đãi thức ăn ngon. Chỉ có một phân biệt giữa chó hoang và chó có chủ là cái vòng hoa này. Vì một số người từ thiện hoặc những người có lòng tin, sẽ mang thức ăn cho các con chó hoang .



















Quân Khuyển



Pheee ê sau một ngày sung sướng!


11 tháng 11, 2012

TẾT ẤN ĐỘ - TIHAR: NGÀY CÚNG LỄ QUẠ


Hôm nay 11/11/2012, Tihar đã bắt đầu ở Nepal bằng Kaag Tihar (Day of Worship Crow - Ngày Cúng lễ Quạ). Sự tích ngày này rất thú vị nhưng do mình đang trên đường "phượt" bằng xe moto từ Kathmandu xuyên qua dãy núi Terai để đến Janakpur - quê hương của nàng Sita mà Lưu Quang Vũ đã từng viết kịch bản dựa theo Ramayana. Khởi nguồn của lễ hội Tihar/Diwali chính là lễ mừng Sita và Rama khải hoàn trở về.
    500km đường đèo núi, cả đi và về trong 3 ngày là 1000km.
  Các bạn thông cảm, mình vừa chạy, vừa chụp hình, tối mới viết nên không có đủ thời gian! Nếu có hứng thú, xin mời các bạn ghé lại Blog này sau, mình sẽ update các entry đã viết và post thêm các bài mới thật chi tiết cho chủ đề Tết Ấn Độ.
  Xin nói rõ trước, mặc dù tựa là Tết Ấn Độ, nhưng loạt bài năm nay mình sẽ tập trung về Tihar, một biến tướng (variation) của Tết Ấn Độ tại Nepal, cũng như về quê của Sita là Janakpur, thay vì Ayodhya quê của Rama đang có tranh chấp giữa Hindu và Muslim, tránh điểm nóng thì hơn  he he. Thí dụ như Tết Ấn Độ sẽ không có các ngày của Quạ, ngày của Chó, hay ngày của Bò Cái... những phong tục này là đặc biệt riêng của Nepal.
  Ngày hôm nay, từ sáng sớm người ta lên sân thượng hay các bãi đất trống làm lễ rồi bày thức ăn như thịt sống cắt nhỏ, cơm... cho Quạ. Ngày này theo tiếng Nepal gọi là Kaag (Quạ) Tihar.









8 tháng 11, 2012

THẦN TÀI ẤN ĐỘ - NỮ THẦN LAKSHMI


 PHẦN I

 
  Sống ở Nepal sướng nhất là ăn Tết, Tết gần như có mỗi tháng. Tết Nepal-Dashain vừa mới dứt mọi người lại chuẩn bị đón Tết Ấn Độ – Dipawali/Tihar. Tết này là Tết lớn thứ nhì với người Nepal, nhưng lại là Tết lớn nhất trong năm của người Hindu tại Ấn Độ. Dipawali/Tihar diễn ra trong 5 ngày bắt đầu từ 28/9 Âm lịch Việt Nam, năm nay rơi vào ngày Chúa nhật 11/11/2012.
  Nếu như Dashain của Nepal là 15 ngày cúng lễ Nữ thần Durga chỉ có ngày cuối cùng (rơi vào ngày rằm) dành để cúng lễ Nữ thần Lakshmi (xin đính chính: phiên âm chính xác theo Sanskrit là LAKSHMI chứ không phải LAXMI như các bài trước tác giả đã sử dụng); thì Đại lễ hội/Tết Dipawali-Tihar dành riêng để cúng lễ Nữ thần Thịnh Vượng-May Mắn-Sắc Đẹp Lakshmi. Mình sẽ cố gắng viết về Tết Ấn Độ Dipawali-Tihar sau, riêng bài này xin dành cho nhân vật chính: Thần Tài Ấn Độ-Lakshmi.


Có lẽ có nhiều bạn đã từng đến phi trường Suvarnabhumi tại Bangkok, Thái Lan. Ở sảnh lớn của phi trường ấy, các bạn thấy một cụm tượng rất đẹp miêu tả 2 nhóm người dùng thân mình một con rắn khổng lồ xoay một cái trục có con rùa lớn làm trụ để khuấy đảo biển cả. Cụm tượng này tên là Samudra manthan theo Sanskrit, nghĩa là The Churning of the Milk Ocean (Sự tích Khuấy Động Biển Sữa), diễn lại một chuyện trong thần thoại Ấn Độ (tích này thường được mô tả tại các đền thờ Hindu mà hoành tráng nhất là ở Angkor Wat, Cambodia). Và đấy cũng chính là sự tích xuất hiện của Nữ thần Lakshmi.
Samudra manthan ở phi trường Suvarnabhumi tại Bangkok


Ngày xửa ngày xưa, Indra (Hán Việt là Đế Thích, Vua của các thần linh theo thần thoại Ấn Độ), một hôm cưỡi voi đi dạo. Khi đi ngang qua một khu rừng, một vị ẩn sĩ đứng bên đường dâng tặng Indra một mala (vòng hoa). Theo phong tục Ấn, đấy là một hành động tôn kính vì vòng hoa tượng trưng cho Shri (Sanskrit nghĩa là May mắn, Fortune). Indra hoan hỷ nhận lễ vật ấy và đặt lên vòi con voi mà mình đang cưỡi. Nhưng xui xẻo thay, vòng hoa làm từ hoa rừng ấy lại có mùi rất hắc. Con voi liền vứt vòng hoa xuống đất và lấy chân giẫm nát. Một hành động cực kỳ xúc phạm và báng bổ.
  Vị ẩn sĩ liền hiện nguyên hình là một vị thần tên là Durvasa Muni. Ông ta nguyền rủa Indra và toàn bộ các vị thần (Devas) sẽ bị mất hết sự bất tử, quyền phép,  báu vật và sự may mắn giống như các yêu tinh (Asuras).
  Hay tin ấy, các Asura liến kéo đến thách thức các vị thần đã mất hết quyền phép và của cải nhằm chiếm lấy thiên giới.
   Lo lắng vì có thể mất hết tất cả, các Deva liền tìm đến sự tư vấn của Vishnu, Thần Bảo Hộ-một trong ba vị thần tối cao của Hindu. Vishnu tiết lộ thông tin rằng trong lòng Biển Sữa ( Samudra theo Sanskrit, dịch tiếng Anh là Milk Ocean, có lẽ là Vịnh Bengal ngày nay) có chứa rất nhiều báu vật kể cả một bình chứa Amrita (Nectar of Immortality-Nước/Mật Trường Sinh Bất Tử). Vishnu cố vấn cho các thần thách thức các Asura ra Biển Sữa thi thố tài năng. Các Devas và Asuras dùng Vua Rắn Vasuki (trong hình dạng một con rắn khổng lồ có 7 hoặc 9 đầu) quấn quanh cái trục và kéo về hai phía (như cách người xưa khuấy bơ từ sữa). Do được sự cố vấn của Vishnu, các Deva giành phần đuôi rắn, còn phần đầu với chín chiếc đầu phun nọc độc của vua rắn Vasuki thì “nhường” cho các Asura. Cả hai nhóm kéo-đẩy thân mình khổng lồ của Vasuki khuấy động Biển Sữa như người ta đánh bơ.
 Ngọn núi Mandara dùng làm trục từ từ chìm xuống dưới mực nước. Để giúp cho các Deva khôi phục quyền lực, Vishnu liền hóa thân thành Kurma (thần rùa) cõng ngọn núi Mandara trên lưng dội lên khỏi mặt nước để các Deva tiếp tục công việc.
  Sau cả ngàn năm bị khuấy đảo đến tận đáy, Biển Sữa ngầu bọt và các vật chứa trong lòng nó từ từ nổi lên.
  Đầu tiên là Halahala, chất kịch độc thiêu rụi bất kỳ thứ gì nó chạm đến (có lẽ là nọc độc của Vasuki phun ra suốt quá trình khuấy Biển Sữa). Cái cục khổng lồ Halahal đó cứ nhằm các Deva mà đuổi theo làm họ bỏ chạy tán loạn. May nhờ Shiva, Thần Bảo hộ-Tái sinh và Hủy diệt xuất hiện và nuốt trộng cục Halahala nên cứu thế giới khỏi họa hủy diệt. (sự tích này dẫn đến lễ hội Shivaratri xin trình bày vào dịp khác).
  Kế đến, từ trong đám bọt trắng, một hoa sen tuyệt đẹp nổi lên, nở ra, hiển lộ một nữ thần mặc toàn đỏ bên trong. Đó chính là Lakshmi, nữ thần Thịnh Vượng và May Mắn. Vishnu liền trút bỏ hóa thân “rùa Kurma”, xuất hiện trở lại là một vị thần tối cao và “handsome”, hoan hỷ nâng bàn tay Lakshmi đưa về cung của mình làm vợ.

  Các vị Deva, sau khi Shiva nuốt Halahala, vội vàng quay trở lại để đón lấy các Ratna (Sanskrit: báu vật) đang từ nổi lên từ đáy Biển Sữa.
·         Apsara: tiên nữ. Ô… các Deva chia nhau mỗi người một tiên.
·         Sura: nữ thần Rượu được các Asura chiếm lấy.
·         Kamadhuk: Bò cái Thần của các ước nguyện. Lakshmi ngự trên lưng bò cái thần này mà về với Vishnu (tục thờ bò của Hindu phát xuất từ đây).
·         Airavata: Voi trắng thần. Indra bắt lấy thay cho con voi ngu xuẩn lúc trước.
·         Ngựa 7 đầu Uchhaishravas bị Demon bắt.
·         Vishnu còn chớp được viên ngọc quý báu nhất thế gian là Kaustubha, cái ốc tù và Shankha.
·         Cây hoa thần Parijat với những  bông hoa không bao giờ héo được các Deva mang về cung trời của Indra.
·         Shiva được dâng tặng mặt trăng Chandra đặt lên trán Ngài để sức lạnh mặt trăng làm dịu đi cơn nóng cháy của chất độc Halahala.
Các báu vật nổi lên từ Biển Sữa

   Cuối cùng, cái bình Amrita chứa nước trường sinh huyền thoại nổi lên. Deva và Asura đánh nhau dữ dội để giành cái bình Amrita quý giá. Chim Thần Garuda, vật cưỡi của Vishnu quắp lấy cái bình Amrita bay lên cao bể bảo vệ nó khỏi bị vỡ do vũ khí của hai bên.
   Rahu, một quỷ vương có cánh đã bay theo Garuda và giành được Amrita. Rahu đáp xuống một đỉnh núi hí hửng nhìn ngắm bình Amrita trước khi mở nắp để thưởng thức.  Bỗng nhiên xuất hiện trước mặt Rahu một tiên nữ vô cùng khiêu gợi tên là Mohini (chính là Vishnu biến hình). Mohini nhảy múa mừng cho Rahu đã giành được giải nhất của cuộc thi giữa Deva và Asura. Khi Rahu mê mẩn với những vũ điệu của mình, thừa cơ Mohini-Vishnu chớp lấy cái bình Amrita tung cho các Deva đang chờ ở chân núi.
 Không chút chậm trễ, các Deva chia nhau đến giọt cuối cùng của Amrita và bất tử trở lại.
(Xin mời xem tiếp phần II vào các ngày tới)