30 tháng 11, 2012

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO- CON SÂU BẰNG VÀNG 9999

 Các bạn thân mến,
Sau một thời gian nghiên cứu và xâm nhập thực tế thị trường kinh doanh bí ẩn, xin gửi đến các bạn loạt bài về DƯỢC LIỆU (HERBAL) ĐẮT NHẤT ĐỊA CẦU: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO-YARSHAGUMBA.
  Dự định bài sẽ có 3 phần:
   1/ Đông Trùng Hạ Thảo: Huyền thoại và thực tế
   2/ Dolpa: Thủ Phủ của Đông Trùng Hạ Thảo
   3/ Đông Trùng Hạ Thảo: vàng, máu và nước mắt
  Mong các bạn đón xem và góp ý.
   Nguyễn Phú


Chinese arrested with Yarshagumba

(Từ Kathmandu Post, Nhật báo tiếng Anh phổ biến nhất tại Nepal, Link ở đây)


-

A Chinese national has been arrested from the Tribhuvan International Airport in possession of 21.6 kilogram of Yarshagumba on Thursday.
Police arrested Ma Gaujing from the TIA while he was on his way to China on a China Air flight. Police said that Gaujing was permitted to transport 20.5 kilograms of the herbal medicine and was illegally transporting 1.1 kilograms more.
Yarshagumba, also known as Himalayan Viagra, is commonly used to treat impotency in many countries. It also provides vitality and increases physical stamina of the body.
  Lược dịch: Một người Trung Quốc bị bắt với Yarshagumba
Ngày 18/07/2012, một người quốc tịch Trung Quốc đã bị bắt tại phi trường quốc tế Tribhuvan, Kathmandu, Nepal vì sở hữu 21,6kg Yarshaguma (tên gọi tại vùng Himalaya dành cho Đông Trùng Hạ Thảo, kể từ đây tác giả sẽ dùng Yarshagumba thay cho tên Hán Việt ĐTHT trong đa số trường hợp trong loạt bài này-NP). Cảnh sát đã bắt Ma Gaujing tại phi trường khi ông ta trên đường đi Trung Quốc. Cảnh sát nói rằng ông Gaujing được cấp phép vận chuyển 20,5kg thứ dược liệu này và đã vận chuyển bất hợp pháp thêm 1,1kg.
   Yarshagumba, được biết như là HIMALAYA VIAGRA (THUỐC CƯỜNG DƯƠNG THIÊN NHIÊN TỪ HIMALAYA-Chú thích của NP), thường được dùng để chữa bệnh yếu sinh lý tại nhiều nước. Nó còn CUNG CẤP SINH LỰC và TĂNG CƯỜNG  SỨC CHỊU ĐỰNG VẬT LÝ CỦA CƠ THỂ.

  Nếu các bạn biết rằng giá gốc Đông Trùng Hạ Thảo từ đầu mối thu gom ngay tại vùng thu hoạch Dolpa đã là 30,000USD/kg (600.000 triệu đồng Việt Nam 1 kilogram -[ Đính chính: bạn đọc Thanh Thảo phát hiện lỗi này xin đính chính 600 triệu VNĐ/kg, xin cáo lỗi bạn đọc-NP]) và giá sang tay tại Bắc Kinh là 60,000 USD/kg (1,2 tỷ đồng Việt Nam 1kilogram cho hàng ORIGIN) thì sẽ hiểu tại sao tay này lại cố ý mang lố 1,1 kg và tại sao cảnh sát Nepal bắt giữ ông ta (Luật Nepal quy định xuất khẩu Yarshagumba từ 1kg trở lên phải có giấy phép xuất khẩu đặc biệt).

  Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất Yarshagumba (Cũng như tất cả các dược liệu Đông Y khác ! NP). Có một quy luật rất đáng tò mò là mỗi 4 năm vào dịp Olympic, thì nhu cầu và giá cả của Yarshagumba sẽ tăng đột biến.
  Có gì bí ẩn trong quy luật này?
  Mời các bạn tìm câu trả lời trong bài kế : ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO-HUYỀN THOẠI VÀ THỰC TẾ.
  Chúc các bạn một ngày cuối tuần vui vẻ!
  

27 tháng 11, 2012

ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?

 Tạp chí Xưa & Nay
Số 415 tháng 11/2012
Posted by vietsuky on 26/11/2012
 https://vietsuky.wordpress.com/2012/11/26/213-dao-phat-co-phai-la-mot-ton-giao/

YẾU TỐ NIỀM TIN VÀO THỰC THỂ TÂM LINH(TYLOR 1871) HAY CÁC YẾU TỐ GIÁO HỘI VÀ GIÁO LÝ (ĐẶNG NGHIÊM VẠN 2001) TRONG ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO LẠI DƯỜNG NHƯ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO. KHÔNG CHỈ LÀ TƯ LIỆU THỰC ĐỊA GÓP PHẦN XEM XÉT LẠI CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO CỦA PHƯƠNG TÂY CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG NGHIÊN CỨU KITÔ GIÁO, THỰC HÀNH PHẬT GIÁO CÒN GÓP PHẦN ĐƯA RA MỘT CÁCH NHÌN MỚI TRONG ĐỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO (KEYES 2006) (1). XƯA NAY XIN GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA MỘT NGƯỜI TRONG CUỘC VỀ VẤN ĐỀ NÀY. THƯỢNG TOẠ THÍCH HUỆ ĐĂNG HIỆN LÀ ỦY VIÊN BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG VÀ LÀ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO HÀ NỘI.
Câu hỏi này ở đầu cửa miệng của nhiều người, nhất là nhửng người Mác xít mà tôi được quen biết. Tôi nghĩ rằng câu trả lời có hay không, phải hay không phải, tuỳ thuộc vào vấn đề chúng ta hiểu từ ngữ “tôn giáo”, một từ ngữ gốc Phương Tây (reli­gion), như thế nào?

Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata), tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
Đạo Phật xa lạ với mọi ý niệm vê một Thượng Đế cá nhân đẩy quyền năng vô hạn. Đức Phật đến với loài người như một Con Người giản dị nhưng hoàn thiện, một con người đã được giác ngộ và giải thoát, và chỉ bày cho con người con đường giác ngộ và giải thoát. Cũng vì đức Phật không tự cho mình một quy chế Thượng đế hay một thần linh tôi thượng, cho nên các tôn giáo thần quyền thường đánh giá đạo Phật là đạo vô thần (atheistic). Phật thường khuyên bảo học trò không nên tin lời Phật vì lòng kính trọng đối với Ngài, mà vì lời dạy của Phật đúng đắn, dẫn con người đến giác ngộ và giải thoát. Lời dạy của Phật không được xem như giáo điều, tuyệt đối phải tin tưởng. Lời dạy của Phật phải được chúng ta kiểm nghiệm qua cuộc sông thực tiễn như là người thợ vàng thử vàng vậy. Phật thường dạy học trò rằng một điều dù đúng hay sai không phải là do quyền uy của vị đạo sư nói ra, hay được ghi trong sách thánh như là thần khải. Đối với Phật, quyền uy và thần khải không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Đối với đạo Phật tiêu chuẩn của chân lý là lý trí và sự kiểm nghiệm của cuộc sống. Khẳng định như vậy để nói rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, nếu tôn giáo nghĩa là chấp nhận giáo điều, là tự biện thần học, gọi là để tìm ra chân lý trong từng câu từng chữ của sách thánh, là niềm lo sợ đối với cái thiêng liêng và siêu nhiên, là sự gửi gắm cả cuộc đời mình cho thần linh hay Thượng đế… Nếu tôn giáo là như vậy, thì đạo Phật sẽ không Phải là tôn giáo, mà đúng hơn là một hệ thông triết lý và đạo đức dẫn con người tới cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ.


Nhưng nếu tôn giáo là một cái gì đó tạo cảm hứng cho con người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp nhất, cao cả nhất, thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình bằng một nỗ lực đạo đức không ngừng, nếu tôn giáo nâng bổng con người, vượt lên những nhu cầu vật chất tầm thường của cuộc sống, thì đạo Phật là tôn giáo như vậy. Mà lạ lùng thay, một tôn giáo như đạo Phật, không công nhận có linh hồn bất tử, cũng không công nhận có thượng đế tạo thế, ấy thế mà từ khi ra đời ở Ấn Độ cách đây hơn 2.500 năm, nó đã làm chấn động tận gốc rễ xã hội đẳng cấp lâu đời, buộc tất cả mọi tôn giáo và triết phái truyền thông phải xét lại cơ sở giáo lý của mình. Và sau khi nó vượt qua biên giới, nó trở thành một tôn giáo thế giới, nó đã chinh phục trái tim và khối óc của hàng triệu người. Ngày nay cũng vậy trong khi các tôn giáo truyền thông và thần quyền đang chịu đựng những thử thách lớn, đối diện với tiến bộ của khoa học như vũ bão, thì đạo Phật vẫn đứng vững như bàn thạch. Đạo Phật mở con đường du nhập của mình vào ngay trong lòng những nước đứng đầu trên thế giới về khoa học và công nghệ, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,…
Không phải vì là Phật tử mà chúng ta ca ngợi đạo Phật. Chính các nhà khoa học lớn, có tiếng tăm ca ngợi đạo Phật. Có thể trích ra đây lời nhận xét của nhà bác học Albert Einstein đối với đạo Phật: “Tôn giáo trong tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, nó phải siêu việt hơn một Thượng đế cá nhân, tránh giáo điều và thần học; bao quát cả hai mặt tự nhiên và tâm linh. Nó phải dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ sự thực nghiệm của mọi sự vật, tự nhiên và tâm linh, được quan niệm như một thể thống nhất có ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng một mô tả như vậy. Nếu có một tôn giáo thỏa mãn được yêu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó là đạo Phật”(2). Để chứng minh nhận xét của tôi về sự thành công của đạo Phật tại các nước công nghiệp phương Tây, cho phép tôi đưa ra một trích dẫn nữa, lần này là của một nhà nghiên cứu tôn giáo người Pháp trong một bài đăng trong một đặc san nghiên cứu các tôn giáo của tờ Thế giới ngoại giao số tháng 11 và 12/1999: “Phật giáo chủ yếu là tôn giáo hiện đại: dành cho cá nhân, không giáo điều đạo đức, kết hợp thân với tâm. Phật giáo có tất cả cơ may để phát triển ở phương Tây, vì nó không đề xuất một sự cứu rỗi, xuất phát từ một thần linh bên ngoài, mà là một phương pháp thực tiễn để thoát khỏi đau khổ và đạt tới hạnh phúc, ngay tại thế giới này”(3).
Phật giáo không có một tổ chức tăng đoàn chặt chẽ, theo kiểu các tôn giáo thần quyền phương Tây. Vì sao? Vì tinh thần dân chủ và bình đẳng trong đạo Phật không cho phép có một tổ chức chặt chẽ như vậy. Không phải trong thòi kỳ Phật giáo bộ phái ở Ấn Độ, mà ngay cả ở Trung Hoa, Nhật Bản, tổ chức Phật giáo vẫn bao gồm nhiều giáo phái và hệ phái khác nhau, với những chùa chiền, tu viện, và thiết chế giáo dục, của riêng các giáo phái và hệ phái đó. Ở Việt Nam tuy có một giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981, thế nhưng hiến chương của giáo hội tôn trọng sự tồn tại trong phạm vi giáo hội của những giáo phái và hệ phái khác nhau, như Phật giáo Nam tông, hệ phái Khất sĩ, Phật giáo Khơ-me,…
Ngày xưa, khi Thiên Chúa giáo mới bắt đầu vào nước ta, có sự phân biệt đồng bào giáo và lương. Đồng bào giáo chỉ cho tất cả đồng bào theo tôn giáo mới, tức Thiên Chúa giáo, còn đồng bào lương chỉ cho tất cả đồng bào theo các đạo Phật, Nho, Lão hay bất cứ một tín ngưỡng bản địa nào khác. Vì sao vậy? Phải chăng người Việt Nam cũng như người Á Đông nói chung không có một quan niệm về tồn giáo chặt chẽ về mặt tổ chức như đạo Thiên chúa. Một người Trung Hoa, Nhật Bản hay người Việt Nam có thể theo cả ba đạo Phật, Nho, Lão và cả đạo ông bà nữa mà trong lương tâm họ không bị chi phối về mặt tâm lý bởi những bài thuyết giảng kiểu như những bài thuyết giảng của các bậc tiên tri đạo Do Thái. Những bài thuyết giảng này chống lại mọi biểu hiện của tà giáo và tà đạo, khi các bộ tộc Do Thái từ kiểu sống du mục chuyển thành những bộ tộc định cư và sản xuất nông nghiệp, sau khi vương quốc Israen đầu tiên được thành lập, với các vua David, rồi Solomon, như đã được ghi chép trong sách Cựu ước.
Người Á Đông dù là ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam, chấp nhận tín ngưỡng đa thần giáo một cách tự nhiên, thông thoáng, có thể vì vậy mà họ cũng không có tư tưởng kỳ thị tôn giáo. Tôn giáo nào cũng cung cấp một câu trả lời mà tín đồ tin là thỏa đáng đối với ý nghĩa của nhân sinh, của cuộc sống. Niềm tin của tín đồ có thể nông hay sâu, liên tục hay ngắt quãng, nhưng niềm tin đó phải có, thì mới có tôn giáo, bởi lẽ niềm tin tôn giáo là động lực khiến tín đồ sống cả đời theo niềm tin đó. Điều đặc sắc của đạo Phật là sự kết hợp niềm tin với lý trí hay trí tuệ, hiểu biết càng sâu thì niềm tin tôn giáo càng vững. Còn tổ chức của giáo hội có chặt chẽ hay lõng lẻo, cũng không thành vấn đề. Thậm chí, có những tín đồ của Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay một tôn giáo nào khác, rất có thể không đi chùa, không đến nhà thờ, không chấp hành những nghi lễ nào đó do giáo hội quy định, nhưng họ vẫn là tín đồ tôn giáo theo đúng đòi hỏi lương tâm họ.
Đức Phật thường dạy học trò mình rằng: “Không nên chấp nhận những lời dạy của Ta do lòng kính trọng, mà trước hết hãy kiểm nghiệm những lời dạy đó, như dùng lửa thử vàng vậy”. Phật dạy: “Một điều là đúng hay sai, không phải là quyền uy và thần khải”. Phật ví những tín đồ như một đoàn người mù, dẫn dắt nhau đi, người đi đầu không thấy gì hết, người đi cuòi cũng không thấy gì hết. Phật cho rằng chấp nhận chân lý và giác ngộ chân lý là hai chuyện khác nhau. Giác ngộ chân lý như người nếm mật, còn chấp nhận chân lý là không hiểu, thì cũng giống như người dùng thìa hứng mật, múc mật mà không nếm mật vậy.
Cũng như thế, đơn thuần chấp nhận chân lý do quyền uy của người khác, dù người khác đó là bậc đạo sư, sẽ không có được sự giác ngộ tâm -linh, dẫn tới giải thoát tối hậu. Tuân thủ một truyền thống hay quyền uy, tự nó không có giá trị gì hết. Để được giác ngộ, học hỏi là cần thiết, nhưng sự học hỏi đó cần được bổ sung bằng thực nghiệm cá nhân. Tôn giáo luôn luôn là thực nghiệm qua cuộc sống như là vị thầy thuốc tốt nhất, qua thân tâm của mình như là cuon sách quý nhất. Phật giáo là như vậy.
CHÚ THÍCH:
1. Tylor, Edward B. 1871, Primi­tive Culture (Văn hóa nguyên thủy). London: John Murray; Đặng Nghiêm Vạn, 2001, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia; Keyes, Charles F. 2006. “Dẫn luận: Sự thăng trầm của nghiên cứu nhân học về tôn giáo” trong Những vấn đề nhân học tôn giáo. Đào Thế Đức dịch; Nguyễn Văn Chính hiệu đính, Đà Nẵng, Hội KHLSVN, Nxb. Đà Nẵng, tr 7-27.
2. Phra Sripariyattimoli, 1999, The Buddha in the Eyes of Eminent Scholars (Đức Phật trong con mắt của các học giả uyên bác), Mahachu- lalongkorn BuddhistUniversity
3. Frederic Lenoir, 1999, Monde diplomatique, Novembre-Decembre.

13 tháng 11, 2012

TẾT ẤN ĐỘ-TIHAR: GAI TIHAR: CÚNG LỄ BÒ CÁI và LAKSHMI PUJA

Hôm nay là ngày thứ ba của lễ Tihar, gọi là Gai Tihar (Gai=Bò cái) theo phong tục Nepal, còn ở Ấn gọi là Diwali (rút gọn từ Diwapali: Lễ hội đèn-ánh sáng) chính là ngày quan trọng nhất của lễ hội Tihar.
  Gai Puja (cúng lễ bò cái) được thực hiện vào sáng sớm, còn Laxmi Puja thì bắt đầu vào lúc chập tối.
 Bò cái, như đã kể trong Thần Tài Ấn Độ-Nữ thần Lakshmi, là biểu tượng của Sữa Mẹ-Sự Phồn Thịnh Ấm No trong tín ngưỡng Hindu.





    Tối nay sẽ quan sát Lễ Laxmi Puja và Diwali in Janakpur , rồi tường thuật lại, mời các bạn đón xem

12 tháng 11, 2012

VỀ QUÊ NÀNG SITA


Mình vác con CBZ Extreme 150cc của hãng Hero Honda (Liên doanh tại India của Honda) làm chuyến phượt...
  Theo kế hoạch phải đi qua  ngã Hetauda, nhưng mình nghe lời xúi dại của ông bạn họa sĩ Nepal đi đường tắt qua ngã Dhulikhel. Quả thật đường này rút ngắn còn có một nửa (230km so với 500km ở cung đường cũ). Nhưng mà mình muốn tắt thở luôn...
  30km đường cấp phối, có khi leo dốc hơn 40 độ, đất bị các loại xe nghiền ra thành bột mịn ngập hơn 2 tấc., bánh xe không có chỗ bám... vượt qua các ngầm nước hơn nửa bánh xe... Vừa chạy vừa tự biết rằng sẽ không đi lại con đường này cho đến khi nó hoàn tất...





CÔNG VIÊN NƯỚC ĐANG HOÀN THÀNH CÁCH KATHMANDU 20KM

DHULIKHEL, TỪ ĐÂY BĂNG QUA DÃY TERAI ĐỂ XUỐNG JANAKPUR

ĐÀO HOA Y CỰU TIẾU ĐÔNG PHONG

VIỆN TRỢ NHÂT LÀM CON ĐƯỜNG NÀY, TỐT NHƯNG HƠI HẸP, HAI XE BUS PHẢI CHẬM LẠI QUA TỪNG CHIẾC MỘT

BẤT CHỢT GẶP MỘT KHE NÚI ĐẦY CÂY ĐÀO CỔ THỤ


THU HOẠCH VỪA XONG CHÍNH LÀ LÚC VUI LỄ TIHAR


TỈNH GIẤC MƠ HOA... ĐƯỜNG CHƯA LÀM XONG...







VƯỢT KHOẢNG HƠN CHỤC CÁI NGẦM NƯỚC SÂU HƠN NỬA BÁNH XE...


MỘT LÀNG MIỀN NÚI VỚI NHÀ XÂY BẰNG...ĐẤT




MỪNG QUÁ! TRỞ LẠI CON ĐƯỜNG NHẬT ĐANG LÀM SAU KHI TRÈO NÚI ...30KM HE HE


ĐƯỜNG CUA HẰNG TRĂM CUA NHƯ THẾ NÀY ĐỂ VƯỢT QUA RẶNG TERAI

XUỐNG ĐẾN ĐỒNG BẰNG LẠI ĐỤNG "BANDHA" (TỔNG ĐÌNH CÔNG, NGHIÊM CẤM TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TIỆN XE CỘ DI CHUYỂN) MÌNH NHỜ LÁ BÙA THẺ NHÀ BÁO MÀ  VƯỢT QUA ĐƯỢC. THẬT TỘI NGHIỆP CHO MỌI NGƯỜI PHẢI RỜI XE BUS CUỐC BỘ HƠN 10KM RA KHỎI VÙNG BANDHA

SAU 9 GIỜ CHẠY KHÔNG NGHỈ, ĐẾN ĐƯỢC JANAKPUR-QUÊ HƯƠNG CỦA NÀNG SITA

"ĐÀN BÒ VÀO THÀNH PHỐ..."(TCS) HE HE CẢNH THƯỜNG XUYÊN Ở VÙNG NÀY
CHỚP HOTEL NGAY CỔNG ĐỀN JANAKI
 SAU ĐÓ TRANH THỦ RẢO MỘT VÒNG ....
JANAKI TEMPLE (ĐỀN THỜ SITA) JANAKI LÀ NICK CỦA SITA CÓ NGHĨA LÀ CÔNG CHÚA CON VUA JANAK

CHÍNH ĐIỆN

HANUMAN


BỘ TƯỢNG RAM-SITA....

BAN THỜ BẰNG BẠC NGUYÊN CHẤT



ĐẠO SĨ NÀY GIỐNG HỆT RABINDRANATH TAGOR



MÓN NGON NGỌT DÀNH CHO LỄ TIHAR

TẾT ẤN ĐỘ - TIHAR: KUKUR TIHAR NGÀY CÚNG LỄ CHÓ

 Hôm nay là ngày sung sướng nhất trong năm của loài cẩu ở Nepal. Ngày Kukur Tihar (ngày thứ hai của lễ hội Nepal) theo phong tục tất cả các con chó đều sẽ được cúng lễ , đeo một mala(tràng hoa vạn thọ) vào cổ, được đãi thức ăn ngon. Chỉ có một phân biệt giữa chó hoang và chó có chủ là cái vòng hoa này. Vì một số người từ thiện hoặc những người có lòng tin, sẽ mang thức ăn cho các con chó hoang .



















Quân Khuyển



Pheee ê sau một ngày sung sướng!