27 tháng 3, 2012

TỪ BOMBAY ĐẾN MUMBAI

-->
INDIA - DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI

TỪ BOMBAY ĐẾN MUMBAI

-->
Hầu như mỗi địa danh nổi tiếng của India đều có một nickname. Có thể chính là tuyệt chiêu của ngành du lịch India, có thể do giang hồ đặt ra, và tất cả các nickname đều rất chính xác và đáng yêu. Madya Pradesh – Heart of India (Trái tim của India) không chỉ vì vị trí trung tâm của bang này trên bản đồ India mà còn vì các kiến trúc và điêu khắc đẫm chất yêu đương khắp mọi nơi trong bang. Odissa – Soul of India, Hồn Ấn.

   Năm 2010 , ngành du lịch India quảng bá rất thành công với slogan “India-Incredible”. Và thành phố thể hiện rõ nhất sự lạ  thường, không thể tin được đó của India chính là Mumbai. Nơi đây triệu phú – crorepatis - nhiều như người đánh cá. Nghệ sĩ nhiều như gangster xã hội đen. Nơi đây có khu rác thải lớn nhất thế giới và cũng là nơi toạ lạc ngôi nhà đắt giá của tỷ phú giàu nhất India: Ambani.  
  Nơi đây mọi người sống trong một giấc mơ không bao giờ kết thúc. Người nghèo đổ tới Mumbai tìm cơ hội đổi đời. Nghệ sĩ tìm kiếm vinh quang. Nhà kinh doanh tìm cơ hội tài chính. Và những câu chuyện về các Slumdog Millionaire mới, truyền tụng mỗi ngày ở Dhobai Ghat (*) chỉ càng hun nóng giấc mơ của những người mơ mộng.
 Chính như thế Mumbai có nickname Thành phố của những con người mơ mộng –City of the dreamers.









































-->
 Nếu như New Delhi – vũ trường chính trị -  là “bộ não” của India thì Mumbai – thủ đô tài chính – chính là trái tim của đất nước đông dân thứ hai trên thế giới.

  Vùng đất này thuộc về những Sultan Hồi giáo cho đến năm 1534 thì bị “nhượng” cho Portugal (Bồ Đào Nha) dưới họng súng thần công của những kẻ đi chinh phục thuộc địa. Chủ nhân mới của vùng đất duyên hải này đặt tên cho nó là Bom Bahai. Và hơn 100 năm sau, chính xác là năm 1661, vua Bồ Đào Nha tặng cho vua nước Anh Charles II như sính lễ hồi môn của con gái là công chúa Catherine of Braganza .
    Chính phủ Anh vào năm 1668 lại nhượng quyền cho Công ty Đông Ấn với cái giá bèo 10 bảng Anh/ năm. Người Anh chính thức gọi vùng đất này là Bombay từ cuối thế kỷ 17 và phát triển nó thành một hải cảng thương mại.

  Di sản thực dân còn tồn tại cho đến thế kỷ 21 tại thành phố này chính là những kiến trúc Tây Phương. Dựa vào cái Walking Tour từ “bảo bối của dân phượt”  Lonely Planet tôi thả bộ dưới cái nóng 40 độ C theo ngẫu hứng riêng mình vòng quanh khu trung tâm thành phố biển.






































(Còn tiếp)